Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Vấn đề “lỗ” và “lãi” trong đám cưới khá nhạy cảm. Có những bạn trẻ quan niệm, tiệc cưới có người thân và bạn bè đến tham dự đã là hạnh phúc. Họ tổ chức tiệc cưới theo sở thích, khả năng của mình mà không quan tâm đến tiền mừng có đủ bù đắp chi phí đó hay không. Nhưng cũng không ít các bạn trẻ trong điều kiện không dư giả gì thì sự tính toán chi phi cưới hỏi trọn gói vừa vui vừa tiết kiệm sao cho hậu đám cưới không phải gánh những khoản nợ là hết sức cần thiết.


chi-phi-cuoi-hoi-tron-goi
Chi phí cho đám cưới ngày một tăng

Theo thực tế, mức tổ chức một tiệc cưới tại một nhà bậc trung thì tổng cộng chi phí ít nhất cũng phải 3,5 triệu/bàn/10 người (bao gồm chi phí tổ chức, phí phục vụ, rượu, bia,..). Chưa kể có những khách mời không tham dự sẽ không có hoặc có mức tiền mừng thấp hơn. Vậy với mức tiền mừng phổ biến từ 400 – 500 ngàn như hiện nay thì chỉ bù đắp được phần chi phí tổ chức tiệc cưới.
Với 200 khách với 10 bàn tiệc và giả sử khách đến đầy đủ:
Chi phí ít nhất sẽ là: 3,5 triệu X 20 bàn = 70 triệu.
Số tiền mừng trung bình là 400 ngàn/ người : 400 X 200 người = 80 triệu.
Số tiền mừng trung bình là 500 ngàn/ người: 500 X 200 người = 100 triệu
Với phép tính đơn giản chúng ta dễ dàng nhận ra số tiền "lãi" sau đám cưới có được từ 10 đến khoảng 30 triệu.
Hai bạn quê ở miền Tây lên TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, mới tổ chức đám cưới chia sẻ: “Vì là dân tỉnh lẻ nên họ hàng, bạn bè của ba mẹ hai bên không nhiều. Chúng tôi chỉ tổ chức tiệc cưới nhỏ, ấm cúng với 15 bàn mời bạn bè. Tiền mừng cũng dao động từ 400 – 500 ngàn. Chi phí một bàn tiệc 3 triệu, cộng thêm bia, chi phí tổ chức nữa thì tính ra cũng vừa đủ và dư chút đỉnh."
Với thực tế và phép tính đơn giản ta có thể hình dung đám cưới ngày nay không thể có mức "lãi" khủng mà chỉ đủ bù đắp chi phí hoặc dư một khoản nhỏ.
Việc tính toán chi phí tổ chức tiệc cưới hợp lý, phù hợp với khả năng thì các bạn trẻ vừa có đám cưới vui, đầy ý nghĩa vừa không phải lo lắng cho những khoản nợ từ khâu tổ chức.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Những cô nàng có dáng người “mình hạc” dễ lựa chọn váy cưới hơn những cô nàng “thừa cân”. Cô dâu gầy sẽ có sức hút đặc biệt nếu khoác lên mình chiếc váy cưới phù hợp để lộ ra đôi vai mảnh mai, lưng trần quyến rũ và phần xương quai xanh quý phái.
cuoi-hoi-tron-goi

Với dáng người gầy, cô dâu nên chọn váy công chúa bồng bềnh, vừa che được nhược điểm, vừa tạo ra nét nữ tính. Cô dâu gầy cần tránh mặc váy có dáng rủ hoặc chất liệu mềm. Kiểu dáng váy dáng chữ A bồng bềnh với họa tiết nhấn vào phần thân trên sẽ tạo cảm giác đầy đặn hơn cho cô dâu. Tuy nhiên, cô dâu lưu ý không chọn những chiếc váy có độ xòe quá lớn, tránh bị chiếc váy "nuốt chửng". 
Những mẫu váy cưới dưới đây dường như được may ra để dành riêng cho những cô nàng có dáng mảnh mai:

Váy công chúa bồng bềnh
wedding-planner-viet-nam
wedding-planner-viet-nam

Để cơ thể trở nên đầy đặn hơn, “ăn gian” được cân nặng cô dâu có thể tìm đến sự lựa chọn váy cưới phồng vai rộng. Mẫu váy cưới này phù hợp nhất với những cô dâu gầy, cao nhưng lại ưa thích phong cách nhẹ nhàng, đơn giản và kín đáo.

Váy cưới ren dài tay hoặc trễ vai
tu-van-dam-cuoi

Không một sự lựa chọn nào phù hợp với cô dâu có vóc dáng cao, gầy hơn mẫu váy cưới ren. Bạn không nên lầm tưởng mẫu váy cưới dài tay sẽ không phù hợp với tiệc cưới mùa hè. Nếu tiệc cưới được tổ chức ở nhà hàng, khách sạn thì việc lựa chọn mẫu váy cưới dài tay sẽ che bớt được khuyết điểm gầy guộc trên cơ thể bạn nếu bạn thuộc vào tuýp người thừa chiều cao nhưng thiếu cân nặng. Hơn thế mẫu váy cưới ren sẽ giúp vóc dáng cô dâu trở nên đầy đặn hơn rất nhiều.

Váy cưới cúp ngực, lưng trần hoặc đuôi cá gợi cảm
tu-van-dam-cuoi

Nếu bạn thường xuyên nhận được lời khen ngợi từ phía bạn bè, người thân về cơ thể bạn “quyến rũ, mảnh mai, mình hạc” thì hãy nên vui vẻ nở một nụ cười thật tươi vì vóc dáng gầy của bạn không đồng nhất với việc phải che giấu nó đi. Gầy xương xẩu khác với gầy quyến rũ. Lúc này cô dâu nên lựa chọn những mẫu váy cưới cúp ngực, lưng trần đuôi cá. Đặc biệt nếu bạn có lợi thế về vòng 3 thì những mẫu váy này là sự lựa chọn số 1.

Váy cưới theo phong cách vintage
tu-van-dam-cuoi


Váy cưới vintage cũng không phải là sự lựa chọn tồi cho những cô nàng có vóc dáng cao gầy. Mẫu váy cưới này giúp vóc dáng cô dâu trở nên khỏe khoắn và mới lạ.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Thiệp cưới là một phần không thể thiếu trong đám cưới. Nó vừa là một nét đẹp cho đám cưới của bạn đồng thời là vật tương trưng cho lời mời của bạn tới những vị khách tới dự đám cưới. Vì vậy một mẫu thiệp cưới đẹp, phù hợp với phong cách thẩm mỹ vùng miền, tôn giáo là điều mà bạn nên quan tâm. Theo gợi ý của các chuyên gia wedding planner Viet Nam thì Mặc dù thiệp cưới chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng thiệp cưới là sự thể hiện tình cảm, trân trọng của cô dâu, chú rể đối với các khách mời tham gia. Do đó, tính cẩn trọng, tỉ mỉ khi lựa chọn từ mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc đến thông tin ghi trên thiệp rất quan trọng trong việc để lại ấn tượng đẹp và sự hài lòng cho mỗi khách mời khi nhận được “thiệp báo hỉ”.

Để có một tấm thiệp cưới đẹp và phù hợp, bạn nên quan tâm đến các yếu tố như: thiết kế, kiểu dáng, họa tiết trang trí, không nên sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí và màu sắc minh họa vì điều đó sẽ khiến cho bộ thiệp trở nên cầu kỳ, rối rắm và thiếu tính trang trọng. Bạn cũng cần phải xem xét đến phong cách tiệc cưới, địa điểm tổ chức, kịch bản, và điều không kém phần quan trọng là ngân sách của đám cưới dành cho phần này. Sau đây là những mẫu thiệp cưới đẹp và phổ biến, các bạn có thể tham khảo.

Mẫu thiệp cưới truyền thống
tu-van-dam-cuoi
Mẫu thiệp cưới đẹp theo kiểu truyền thống
Mẫu thiệp cưới truyền thống vẫn được khá nhiều cặp đôi lựa chọn bởi tính trang trọng cũng như giá thành rẻ hơn so với những mẫu thiệp cưới hiện đại. Những mẫu thiệp cưới truyền thống có giá từ 2.500 đồng trở lên.

Mẫu thiệp cưới hiện đại
wedding-planner-viet-nam
tu-van-dam-cuoi
Mẫu thiệp cưới theo phong cách hiện đại

Nếu cô dâu chú rể là người theo phong cách hiện đại, phá cách thì những mẫu thiệp được thiết kế độc đáo, lạ mắt thông qua việc sử dụng những gam màu và họa tiết ấn tượng sẽ là phương án hoàn hảo. Với những cặp đôi cá tính hơn, bạn có thể tự tay thiết kế những mẫu thiệp cho ngày cưới trọng đại theo phong cách và sở thích của riêng mình.

Mẫu thiệp cưới cắt laser
to-chuc-dam-cuoi
Tạo nên các đường cắt thay cho các nét vẻ thông thường
Mẫu thiệp cưới cắt laser có ưu điểm có thể tạo các đường nét cắt thay cho nét vẽ hoặc nét nổi thông thường.
tu-van-thiep-moi-dam-cuoi

Nhất là các mẫu thiệp theo phong cách nước ngoài, họ ít dùng các trang trí hoa văn nhiều mà thế vào đó là các đường nổi sắc xảo để tôn vẻ đẹp sang trọng của tấm thiệp.

Mẫu thiệp cưới Save the date
thiep-moi-dam-cuoi

Mẫu thiệp cưới Save the date vẫn còn được ưa chuộng nhưng được thay đổi phong cách thiết kế để thu hút các bạn trẻ.

Mẫu thiệp cưới passport
tu-van-tiec-cuoi
tu-van-thiep-cuoi
thiep-cuoi-dep

Mẫu thiệp cưới passport (còn gọi là thiệp cưới Hộ chiếu) vẫn còn nhiều bạn trẻ ưa thích, các designer vẫn phải tiếp tục sáng tạo để phục vụ cho nhóm khách hàng trẻ tuổi năng động.
Những mẫu thiệp cưới dùng voan lụa để trang trí được nhiều cô dâu chú rể yêu thích.


Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Đám cưới không chỉ là ngày nên duyên vợ chồng của đôi bạn trẻ mà còn là nơi nét đẹp văn hóa cưới hỏi được thể hiện. Cuộc sống đang thay đổi theo từng ngày và vì thế những nét đặc sắc trong cưới hỏi xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Hãy cùng tìm hiểu qua những biến đối đó nhé.
cuoi-hoi-tron-goi

1. Quan niệm về lễ cưới
Truyền thống
Để tiến đến được hôn nhân, cô dâu chú rể phải được sự đồng ý của gia đình hai bên, đôi khi phải căn cứ theo hoàn cảnh hai nhà, cả hai gia đình đều phải phù hợp, "môn đăng hộ đối" thì đôi uyên ương mới được chúc phúc.
Trong ý thức của người Việt Nam, lễ cưới giống như lời tuyên bố với tất cả mọi người về hôn ước của đôi uyên ương. Đây là dịp báo hỷ, là dịp để mọi người tiệc tùng, liên hoan, chia vui cùng cô dâu chú rể và hai nhà. Thậm chí, nhiều vị cao tuổi còn coi lễ thành hôn có giá trị lớn hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy lễ cưới có ý nghĩa rất thiêng liêng.
Hiện đại
Quan niệm về tầm quan trọng của lễ cưới trong xã hội hiện đại vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Nhưng hiện nay, đôi uyên ương đã có nhiều quyền quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với nhau bằng đám cưới.. Lễ cưới không còn phụ thuộc nhiều vào việc gia đình hai bên có "môn đăng hộ đối" hay không nữa.
Ngoài việc tổ chức lễ cưới, đôi uyên ương cũng cần đăng ký kết hôn và đây là điều không thể thiếu, đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên quan niệm của các đôi uyên ương vẫn là phải được gia đình hai nhà đồng ý và được bạn bè, người thân chúc phúc.
2. Nghi thức cưới hỏi
Truyền thống
Nghi lễ cưới hỏi trong xã hội truyền thống có phần rườm rà, nhiều thủ tục hơn. Các thủ tục xưa thường bao gồm:
- Mai mối để đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau
- Lễ cheo: lễ này có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc tiền bạc đem đến cho làng hoặc xóm của cô dâu để cộng đồng làng xóm tiếp nhận thành viên mới.
- Chạm ngõ
- Ăn hỏi
- Báo hỷ, chia trầu cau
- Nạp tài: nhà trai đem sinh lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo, đồ trang sức sang nhà gái. Lễ này có ý nghĩa nhà trai góp chi phí cỗ bàn và cho nhà gái biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho cô dâu mới về nhà chồng.
- Xin dâu
- Đón dâu
- Lại mặt: chú rể đem lễ vật về lễ tổ tiên ở nhà gái.
Hiện đại
Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại các nhà hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cô dâu chú rể sẽ có các nghi lễ như rót rượu mời bố mẹ, cắt bánh cưới, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.
Những biểu tượng truyền thống vẫn được lưu giữ trong đám cưới hiện đại. Ảnh: Thái Trung - Pi Stuido.
3. Trang phục
Truyền thống
Trước kia cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực rỡ như hồng, xanh, vàng... bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu thường mặc áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản. Chú rể sẽ mặc trang phục quần âu, áo sơ mi.
wedding-planner-vietnam
Trang phục truyền thống (Ảnh minh họa)
Hiện đại
to-chuc-su-kien

Trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống, áo thường có màu tươi tắn, cũng có thể thêu hoa văn, họa tiết rồng phượng. Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây. Cô dâu diện váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các loại trang phục cưới này cũng đa dạng hơn theo thời gian.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Bạn đã quá quen thuộc với những đám cưới được tổ chức tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng, và bạn muốn đám cưới của mình phải được tổ chức ở một nơi thật đặc biệt, vậy thì tổ chức đám cưới trên biển là một ý tưởng hay cho bạn tham khảo. Thực tế thì đã có khá nhiều cặp đôi tổ chức trên biển và tất nhiên để có được một đám cưới trên biển như mơ không dễ dàng tí nào, thường thì các đôi bạn trẻ sẽ phải thuê dịch vụ cưới hỏi trọn gói nhằm lên kế hoạch đám cưới tốt nhất. Vậy nhưng bạn cũng không cần phải quá bận tâm vì điều này, hôm nay mình sẽ tư vấn cho các bạn những điều cần lưu ý khi tổ chức tiệc cưới trên biển nhé.
cuoi-hoi-tron-goi


Điều đầu tiên các bạn cần lưu ý tới đó là lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới, bạn nên chọn nơi dễ dàng di chuyển, không mất quá nhiều thời gian để đi tới nơi.
wedding-planner-vietnam

Một resort nhỏ xinh, có vịnh riêng tư trong khuôn viên rất đẹp và lãng mạn tại Nha Trang là một gợi ý không tồi”. Ngoài Nha Trang, uyên ương miền Nam có thể lựa chọn một số bãi biển đẹp cho hôn lễ như ở Đà Nẵng, Phan Thiết, Côn Đảo, Phú Quốc.
to-chuc-su-kien

Về trang trí, ngoài việc chọn địa điểm là vịnh lặng gió, uyên ương cần lưu ý phải có chuẩn bị những phụ kiện cố định chắc chắn, tránh để gió biển làm hư hỏng.
Về số lượng khách mời tham dự, để đám cưới trên biển đẹp nhất, trọn vẹn nhất thì số lượng khách mời nên ít hơn 100 người, bao gồm gia đình, bạn bè thân thiết.
wedding-planner-vietnam

Cô dâu chú rể, gia đình cùng vị khách sẽ trú lại nơi diễn ra lễ cười khoảng 2 đến 3 ngày hoặc lâu hơn nữa.

Lưu ý, chọn nơi cử hành hôn lễ ở ngoài bãi biển nhưng cặp đôi chọn sảnh tiệc trong nhà để mở tiệc đãi khách. 
cuoi-hoi-tron-goi

Với đám cưới ở biển, đây là phương án an toàn nhất. Bởi hôn lễ thường diễn ra nhanh chóng trong khoảng một tiếng, còn tiệc sẽ kéo dài hơn nên cần một địa điểm không bị ảnh hưởng bởi mưa gió. Ngoài ra, buổi đêm, bãi biển có thể lạnh, làm ảnh hưởng tới khách mời.


Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Bạn đã quá quen thuộc với những chiếc cổng cưới được trang trí bằng đủ thứ các loại hoa và bạn đang có cảm giác nhàm chán với ý tưởng quá đỗi quen thuộc này. Vậy thì hãy nghe các chuyên gia wedding planner Viet Nam tư vấn cho các bạn những chất liệu đầy đặc sắc khác không những mang lại một không gian cưới đầy màu sắc mà nó vẫn giữ nguyên vẹn nét ý nghĩa ngày cưới, hãy cũng tham khảo nhé.
Xem thêm: 

Cổng cưới sẽ là nơi đầu tiên chào đón quan khách đến chúc phúc cho đôi uyên ương, và cũng là nơi chào tạm biệt của Cô Dâu Chú Rể cùng với khách mời, tại đây họ có thể lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của tất cả mọi người. Do vậy, trang trí cổng cưới sao cho bắt mắt, hay làm thế nào để tạo sắc thái riêng được nhiều Cô Dâu Chú Rể quan tâm, sau đây là vài ý tưởng nguyên liệu độc đáo cho bạn lựa chọn.

Cổng cưới bằng lá Dừa
tu-van-dam-cuoi

Cổng cưới lá dừa – một tác phẩm nghệ thuật chân chất, thấm đậm tình làng nghĩa xóm. Ngày xưa, khi nhà nào trong xóm tổ chức Cưới Hỏi thì anh em chú bác bạn bè rủ nhau đi chặt bẹ dừa khuân về. Ai khỏe mạnh trai tráng thì chặt hết lá hai bên hông tàu dừa, rồi chẻ đôi uốn cong thành hình trái tim. Ai khéo tay hơn thì kết thành “màn” trang trí bằng những chiếc lá dừa non. Còn ai giỏi leo trèo thì tìm hái những búp cau chưa trổ về làm chùm bông trang trí, có nơi còn dùng trái đủng đỉnh hay trồng cả cây chuối có luôn cả buồng chuối to, đẹp mắt.
cuoi-hoi-tron-goi

Để bắt kịp với nhịp sống hối hả, con người ngày càng ưa chuộng cái mới, cái đẹp; người ta bắt đầu sáng tạo ra nhiều kiểu dáng cổng bắt mắt hơn, như kết rồng phượng, thêm hoa với màu sắc nổi bật, tinh tế.

Cổng cưới bằng Lụa
to-chuc-su-kien
to-chuc-dam-cuoi


Tiệc cưới được tổ chức vào buổi chiều tối hay trên bãi biển, những cánh cổng từ lụa thường được tô điểm thêm một ít hoa sẽ khơi gợi cảm giác lãng mạn, phiêu bồng hơn.

Cổng cưới bằng bong bóng
wedding-planner-vietnam
tu-van-dam-cuoi

Những quả bóng tròn đầy màu sắc như tình yêu vun đầy của Cô Dâu Chú Rể nên còn chần chờ gì nữa mà không tận dụng, vừa ý nghĩa vừa tiết kiệm.

Cổng cưới bằng chất liệu Mộc
tu-van-tiec-cuoi
to-chuc-tiec-cuoi
to-chu-tiec-cuoi

Chất liệu này thường được sử dụng trang trí Tiệc Cưới theo chủ đề Vintage Wedding, hay Rustic Wedding.
Cánh cửa cũ như khoác áo mới để chúc mừng cho Cô Dâu Chú Rể

Cổng cưới kết hợp Đèn hoặc ánh sáng
wedding-planner-vietnam
cuoi-hoi-tron-goi

Để Tiệc Cưới tối được lung linh, lộng lẫy hơn; bạn có thể sử dụng hiệu ứng của ánh đèn.
Bạn là người khéo tay, có con mắt nghệ thuật và mong muốn mình sẽ chuẩn bị mọi thứ cho Tiệc Cưới của bản thân theo cách riêng? Hãy thử vài ý tưởng này.

Cổng cưới bằng Giấy
cuoi-hoi-tron-goi

Tự thiết kế cổng cưới bằng những bông quạt giấy ngộ nghĩnh, đáng yêu

Lọ thủy tinh và nến
to-chuc-su-kien

Tiệc Cưới sẽ lung linh huyền ảo theo ánh nến theo phong cách Vintage.


Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Để có một đám cưới đầy màu sắc, muôn hình muôn vẻ thì bạn cần phải có nhiều loại vật, nguyên liệu dùng cho khâu trang trí, và một trong những nguyên liệu đó là bong bóng. Có lẽ lâu nay bạn mới quen việc dùng hoa trang trí còn bong bóng thì chưa được quen lắm phải không? Vậy thì hãy cùng nghe các chuyên gia Wedding planner Viet Nam hướng dẫn cách trang trí tiệc cưới bằng bong bóng như thế nào nhé.

Xem thêm:  Trang Trí Tiệc Cưới Bằng Hoa Giấy Vừa Rẻ Vừa Ấn Tượng

Bong bóng là nguyên liệu nhiều màu sắc, kích thước và kiểu dáng khác nhau mang lại sự đa dạng cho tiệc cưới. Việc kết hợp chúng với những đồ vật trang trí cưới khác cũng rất dễ dàng và linh hoạt.
tu-van-dam-cuoi

Bạn hoàn toàn có thể thay thế các bó hoa trang trí và bó cưới bằng bóng bay, thật là một ý tưởng độc đáo mà chi phí thấp đúng không nào. Nếu là các bữa tiệc trong nhà thì những quả bóng bay này tạo sự mềm mại cho không gian. Nếu là tiệc ngoài trời thì tạo ra các tầng bóng bay lơ lửng này sẽ giúp không gian trở nên vô cùng lãng mạn và rực rỡ.
Hãy treo một chùm bóng bay lớn ở cửa ra vào để khách của bạn, đặc biệt là trẻ em có thể tự do lấy những quả bóng đó và đem theo trong bữa tiệc. Bằng cách này, họ sẽ là một phần của việc tạo ra bầu không khí của bạn. Khi tham gia bữa tiệc họ có thể buộc bóng vào sau ghế hoặc thả tự do để chúng hòa vào những chùm bóng được thả lơ lửng phía trên. 
cuoi-hoi-tron-goi

Sử dụng các chùm bóng bay như đạo cụ cho các bức ảnh chụp đám cưới, để thêm màu sắc và chiều sâu. Trong tiệc cưới bạn có thể treo những bức ảnh nhỏ này vào các chùm bóng bay và thả chúng lơ lửng ở khung quanh khu vực khách ngồi để họ có thể ngắm nhìn chúng.
to-chuc-su-kien

Thả các chùm bóng lơ lửng để tạo ra một trần giả nhiều màu sắc. Nếu là các bữa tiệc trong nhà thì những quả bóng bay này tạo sự mềm mại cho không gian. Nếu là tiệc ngoài trời thì tạo ra các tầng bóng bay lơ lửng này sẽ giúp không gian trở nên vô cùng lãng mạn và rực rỡ.
to-chuc-dam-cuoi

Bạn có thể treo các chùm bóng đằng sau ghế ngồi, hoặc buộc dọc lối đi, đặc biệt là lối dẫn lên sân khấu tổ chức tiệc. Sử dụng nhiều chùm bóng bay để tạo thành một cái cổng vòm, trang trí quanh sân khấu… 
wedding-planner-vietnam

Những quả bóng bay này cũng có thể là chi tiết trang trí cho bàn tiệc, bạn có thể cố định chúng bằng những dải ruy băng nhiều màu sắc và để chúng đung đưa trên bàn tiệc.