Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Đám cưới của mỗi dân tộc đều có những nét khác biệt dựa trên phong tục, văn hóa và tôn giáo của họ. Đám cưới của người Thiên Chúa được coi như một hoạt động tôn giáo. Có cầu nguyện, các bài hát nhà thờ và một bài giảng kinh thánh về hôn nhân.
cuoi-hoi-tron-goi

Những nghi lễ này của họ được tổ chức rất chặt chẽ và rất được coi trọng. Tổ chức lễ cưới theo nghi thức của người Công giáo nhằm thể hiện tính văn minh, cùng với những lời thề ước, dạy bảo và chứng giám của người chứng giám, lễ cưới theo nghi thức của người Công giáo không chỉ là nét đẹp cần được tôn trọng, phát triển và giữ gìn, mà còn đặc biệt ý nghĩa với cô dâu, chú rể có truyền thống tín ngưỡng Thiên chúa trong gia đình. Hãy cùng trang trí tiệc cưới Wendinstyle điểm qua một số nghi thức cưới hỏi của người theo đạo thiên chúa.
1. Địa điểm tổ chức
tu-van-dam-cuoi
Nhà thờ đám cưới là một nhà thờ diễn ra lễ cưới của cô dâu và chú rể hợp pháp theo truyền thống của những người theo đạo Thiên chúa. Đây là nơi linh thiêng nhất đối với những người theo đạo và cũng là nơi họ thích chọn nhất để tổ chức đám cưới. Họ tin rằng đám cưới được thực hiện tại đây sẽ được sự chứng kiến của Chúa. Chúa sẽ làm người chứng giám và che chở cho cuộc hôn nhân kết nối hai con chiên ngoan đạo của Người. Tùy theo điều kiện của cô dâu và chú rể, đám cưới được tổ chức ở nhà thờ lớn hay nhà thờ nhỏ.
2. Người chứng giám hôn lễ
tu-van-dam-cuoi

Người chứng giám được hiểu là người đại diện cho Đức Chúa Trời như Cha xứ, linh mục. Cũng như người phương Đông, đám cưới được tổ chức trước sự chứng kiến đông đảo của người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể và tất nhiên không thể thiếu người chứng giám là Cha xứ hay linh mục. Một đám cưới của người Thiên Chúa giáo có thể không được tổ chức tại nhà thờ nhưng người chứng giám là nhân vật không thể không có.
3. Những nghi lễ chính
Đến ngày đã định, cô dâu, chú rể cùng gia đình và bạn hữu họp lại tại nhà thờ hoặc một nơi thích hợp. 
Khi họ tiến vào thánh đường, hội chúng hát một bản thánh ca, đọc một bài thi thiên, hay nhạc sĩ trình tấu một nhạc khúc.
Tiếp theo, Chủ Lễ đối diện hội chúng và hai họ, cô dâu đứng bên phải, chú rể bên trái, và nói lời sau đây
Hỡi anh chị em yêu dấu:  chúng ta họp nhau trước mặt Thiên Chúa để chứng kiến và chúc phước cho sự kết hợp đôi bạn nầy trong Hôn Nhân Thánh.  Thiên Chúa đã thiết lập  giao ước hôn nhân tự buổi sáng thế, và  Chúa Cứu Thế Giê-su đã từng  hiện diện và làm phép lạ  tại tiệc cưới thành Ca-na, xứ Ga-li-lê, khiến hôn nhân thêm phần phước hạnh. Hôn nhân biểu hiện mối tương thông mầu nhiệm giữa Chúa Cứu Thế và Hội Thánh.  Kinh Thánh dạy rằng mọi người phải kính trọng nghĩa vợ chồng.         
Chúa khiến vợ chồng được kết hiệp trong tâm hồn, thân thể và trí tuệ để họ vui hưởng lẫn nhau, để họ giúp đỡ an ủi nhau khi giàu có cũng như lúc túng thiếu; và để theo ý Chúa họ sanh sản con cái và nuôi dưỡng chúng trong sự thông biết và yêu mến Ngài.  Vì vậy chúng ta không nên tiến đến hôn nhân một cách khinh thị hoặc thiếu hướng dẫn, nhưng kính cẩn noi theo mục đích Chúa đã định.
Khi cả hai người đã đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, người chứng giám sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn và hôn cô dâu trước mặt mọi người như để công khai cuộc hôn nhân của họ với tất cả.
4. Vài điều thú vị chưa biết
Chiếc nhẫn với hình vòng tròn được người Thiên Chúa coi là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Chính vì vậy nhẫn là vật không thể thiếu và được chú rể trao cho cô dâu như lời hứa hẹn họ sẽ sống trọn đời bên nhau.
Tại một số đám cưới của người Thiên Chúa bạn sẽ thấy cô dâu và chú rể, mỗi người cầm một ngọn nến. Đừng ngạc nhiên vì mỗi cây nến họ cầm tượng trưng cho cuộc sống riêng của mỗi người trước khi kết hôn. Cả hai sẽ dùng cây nến của mỗi người thắp chung một cây nến khác và cùng thổi tắt cây nến riêng của họ.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét