Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Ngày nay, nhiều gia đình cô dâu và chú rể ở cách xa nhà nhau, nên lúc ăn hỏi hay đón dâu, chú rể sẽ phải trải qua một chặng đường dài mới tới được nhà cô dâu của mình. Trong hành trình đón dâu xa đó, nhiều gia đình nhà trai gặp không ít cản trở, sự cố ngoài ý muốn dẫn đến đám ăn hỏi, rước dâu không được như ý muốn. Vì vậy, việc chuẩn bị chu đáo khi đón dâu đường xa là điều quan trọng mà bất cứ đôi uyên ương nào trong hoàn cảnh này cũng phải cân nhắc và chú ý.

Xem thêm: 

tu-van-dam-cuoi
Đón dâu đường xa có thể gây ra nhiều rắc rối. Ảnh minh họa.
1. Bảo quản sính lễ

Mâm lễ ăn hỏi hoặc rước dâu là phần quan trọng, không thể thiếu trong mỗi đám cưới. Các gia đình nhà trai đều mong muốn sẽ giữ gìn được mâm quả sao cho đẹp nhất để trao tận tay gia đình nhà gái. Tuy vậy, trên đường đi xa xôi, rất có thể mâm quả sẽ bị xô lệch hay tệ hơn, là không còn nguyện vẹn như lúc chuẩn bị ban đầu. Ví dụ hoa quả có thể bị dập, trầu cau có thể bị gẫy và nhiều người coi đây là điều không tốt lành trong đám cưới. Ngoài ra, nhiều đôi uyên ương hiện ở cách nhau cả nghìn kilomet, việc đi lại phải dựa vào máy bay, nên những đồ lễ cồng kềnh cũng khó vận chuyển hơn.

Vì vậy, giải pháp tối ưu là gia đình chú rể nhờ nhà gái chuẩn bị giúp sính lễ, đặc biệt là những thứ cồng kềnh, dễ rơi vỡ như rượu, hay cần tươi ngon như hoa quả, xôi, gà luộc, lợn quay... để khi gia đình chú rể tới nơi, chỉ cần đến cửa hàng sính lễ lấy mâm quả và mang đến nhà cô dâu.
2. Lạc đường

Không thông thạo đường xá, dẫn đến việc đi lòng vòng hay lạc đường là sự cố hoàn toàn có thể xảy ra trong đám cưới của các đôi uyên ương có nhà xa nhau. Ví dụ, nếu tài xế là người sống cùng quê với chú rể, phải lái xe đi rước dâu thì kiến thức đường xá tại địa bàn nhà cô dâu có thể không được đầy đủ, dễ dẫn đến lạc đường. Ngoài vấn đề này, trong đám cưới còn hay xảy ra việc các xe trong đoàn nhà trai lạc nhau. Có khi xe chú rể đã tới trước nhà cô dâu nhưng xe chở đồ lễ lại đến chậm do không tìm được đúng đường đi.

Vậy giải pháp để xử lý sự cố này là đoàn nhà trai phải hỏi kỹ đường đi, chú ý các đoạn rẽ sao cho cả đoàn cùng đến nơi nhanh chóng nhất. Chú rể có thể in sẵn bản đồ hoặc các chỉ dẫn, đưa cho mỗi tài xế một bản để họ thống nhất đường đi, tránh tình trạng bị lạc. Nếu nhà cô dâu ở khu vực hẻo lánh, không có bản đồ chi tiết thì chú rể có thể sử dụng các phương tiện định vệ hay bản đồ vệ tinh để định vị đường đi chính xác nhất. Ngoài ra, khi đón dâu xa, nhà chú rể không nên thuê quá nhiều xe, dễ bị lạc nhau mà chỉ nên thuê hai xe lớn để chở được nhiều người và tránh được tình trạng bị lạc.
3. Đảm bảo việc ăn uống dọc đường
- Gia đình hai bên nên chủ động chuẩn bị đồ ăn cho khách mời, họ hàng thân thiết của gia đình. Nên chọn những đồ ăn nhanh, đơn giản và phù hợp với đa số khẩu vị của mọi người như bánh mỳ, xôi, cơm nắm ăn kèm giò chả, ruốc, đồ hộp, nước ngọt, nước suối...
- Nếu chặng đường quá xa, đoàn đón dâu nên có chặng dừng nghỉ để đảm bảo cô dâu chú rể không bị mệt. Thông thường, cách thời gian dừng đỗ nên cách nhau từ một tiếng đến một tiếng rưỡi.
4. Cô dâu
- Do phải dậy sớm để trang điểm và chuẩn bị đi đường xa nên từ tối hôm trước bạn cần chuẩn bị toàn bộ vật dụng cá nhân mang theo và nghỉ ngơi sớm hơn bình thường.
- Bạn nên chọn một người bạn gái, họ hàng thân thiết để làm "phụ tá" cho bạn. Bạn nên trao gửi những vật dụng quan trọng cho người đó và phải có sự trao đổi kỹ lưỡng với người bạn "chọn mặt gửi vàng" để họ biết được bạn mang theo những vật dụng gì và bạn sắp xếp chúng ở đâu, để khi cần, họ có thể tìm giúp bạn nhanh chóng.
- Bạn nên ăn sáng nhẹ nhàng, không nên ăn no, tránh cảm giác khó chịu hay đầy bụng khi di chuyển trên xe. Nên trang bị thêm thuốc chống say và uống trước khi lên đường 30 phút.
- Chi phí cho một chuyên gia trang điểm đi kèm khá cao dao động khoảng 700.000 đồng – 1 triệu đồng nên để tiết kiệm, bạn có thể nhờ một người bạn đi cùng để giúp bạn chỉnh trang nhan sắc khi về tới nhà chồng.
5. Một số quan niệm tham khảo khi di chuyển trên đường đón dâu
- Lúc nhà trai đón dâu và rời cổng nhà gái, cô dâu phải đi thẳng về phái trước, tuyệt đối không được ngoảnh đầu nhìn lại.
- Nếu nhà trai đến đón dâu một đường thì khi về phải đi đường khác.
- Nhiều gia đình còn có phong tục, cô dâu phải lấy nón che mặt khi gặp đám cưới khác, rải tiền lẻ khi qua sông, qua đò… Tuy nhiên quan niệm về các điều kiêng kỵ mỗi vùng mỗi miền khác nhau và cũng tùy người áp dụng theo các kiểu khác nhau nên để đám cưới được trọn vẹn thì trước ngày tổ chức hôn lễ bạn nên tìm hiểu, trao đổi giữa hai bên gia đình để thống nhất cách thức tiến hành.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét