Hiển thị các bài đăng có nhãn cưới hỏi trọn gói. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cưới hỏi trọn gói. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Mặc dù hôn nhân là một cam kết suốt đời với một người, là quyết định quan trọng trong cả đời người nhưng không ít các cô dâu, chú rể quyết định cưới hỏi trọn gói vì những lý do rất… ngớ ngẩn.  Dưới đây là một số những lý do tồi tệ nhất để bạn có được một đám cưới.
hôn nhân không bền vững


=>>Xem thêm: 

Là cách để trả thù người yêu cũ
Bạn và người yêu cũ chia tay, bạn muốn chứng minh rằng không có người đàn ông đó thì bạn vẫn hạnh phúc. Bạn muốn chứng minh điều đó bằng một đám cưới với người đàn ông khác để người yêu cũ phải hối tiếc vì đã rời bỏ bạn.
Thực tế, đám cưới đó không hề có ý nghĩa gì với bạn ngoài sự trả thù. Điều đó còn cho thấy bạn là một người chưa trưởng thành và không sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân ở tất cả mọi mặt. Trước khi quyết định kết hôn, hãy thật thoải mái tư tưởng và bình an với chính quá khứ của bạn.

Lấy nhau chỉ vì tiền
Đây là một trong những lý do khiến cho cuộc hôn nhân của bạn trở nên tồi tệ nhất. Cuộc sống của bạn vốn dĩ khó khăn, khổ cực và để thoát khỏi chuỗi ngày túng thiếu đó, bạn lựa chọn con đường lấy một người chồng giàu có. Mục tiêu của bạn là khối tài sản khổng lồ chứ không quan trọng việc hai người có thực sự yêu nhau.
Vật chất là một triển vọng lớn mang lại cho bạn cuộc sống đầy đủ nhưng nó sẽ khiến cho mối quan hệ vợ chồng giữa hai người trở nên ngắn ngủi. Sớm muộn gì thì dã tâm lấy chồng vì tiền cũng sẽ bị chồng bạn phát hiện. Một cuộc hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của nhu cầu vật chất rất mong manh và dễ tan vỡ. Có thể anh ấy sẽ không ly hôn với bạn ngay tức thì nhưng cũng khó tránh khỏi việc biến bạn thành công cụ mua vui.

Kết hôn vì lý do tuổi tác
Mỗi ngày qua đi, bạn vẫn mải miết với công việc, theo đuổi sự nghiệp, học hành. Đến một lúc, bạn dừng lại và thấy mình đã đến tuổi phải lấy chồng. Rồi bạn vội vàng đồng ý kết hôn với một người nào đó chỉ vì muốn băng qua cái độ tuổi “nhất định phải lấy chồng” cho xong nghĩa vụ.
Quyết định đó có thể hoàn toàn thoải mái với bạn trong hiện tại nhưng sau đó một thời gian, chắc chắn bạn sẽ thấy hối hận vì mình đã quyết định sai lầm. Tình yêu, hạnh phúc và khả năng tương thích giữa hai bạn luôn là thước đo của cuộc hôn nhân. Nó không phải là chiếc đồng hồ sinh học. Vì thế, nếu bạn chưa thực sự yêu ai thì đừng “tặc lưỡi” kết hôn với người nào đồng ý kết hôn với mình chỉ vì lý do tuổi tác của bạn.

Để chứng tỏ bạn không phải là người đồng tính
Đây không phải là một ý kiến hay, vì việc kết hôn sẽ không khiến họ ngừng suy nghĩ rằng bạn là người đồng tính. Và khi đó, bạn lại cảm thấy không hài lòng khi phải gắn kết với cuộc đời của một ai đó không phải vì yêu thương mà vì để chứng tỏ. Nếu bạn thật sự là một người đồng tính, kết hôn hoàn toàn không thay đổi được gì. Hãy xác định giới tính thật của 
mình và sống cùng với nó


Vì lỡ có thai
Tình yêu đối với giới trẻ hiện nay đi liền với tình dục. Việc có thai trước hôn nhân cũng trở thành “chuyện thường” nhưng nếu vì thế mà vội vàng kết hôn để giấu “cái bụng” có thực sự tốt không? Một bà mẹ độc thân vẫn có thể nuôi dạy con tốt trong khi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể đỗ vỡ trong sớm muộn và con cái cũng sẽ bất hạnh mà thôi.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Vấn đề “lỗ” và “lãi” trong đám cưới khá nhạy cảm. Có những bạn trẻ quan niệm, tiệc cưới có người thân và bạn bè đến tham dự đã là hạnh phúc. Họ tổ chức tiệc cưới theo sở thích, khả năng của mình mà không quan tâm đến tiền mừng có đủ bù đắp chi phí đó hay không. Nhưng cũng không ít các bạn trẻ trong điều kiện không dư giả gì thì sự tính toán chi phi cưới hỏi trọn gói vừa vui vừa tiết kiệm sao cho hậu đám cưới không phải gánh những khoản nợ là hết sức cần thiết.


chi-phi-cuoi-hoi-tron-goi
Chi phí cho đám cưới ngày một tăng

Theo thực tế, mức tổ chức một tiệc cưới tại một nhà bậc trung thì tổng cộng chi phí ít nhất cũng phải 3,5 triệu/bàn/10 người (bao gồm chi phí tổ chức, phí phục vụ, rượu, bia,..). Chưa kể có những khách mời không tham dự sẽ không có hoặc có mức tiền mừng thấp hơn. Vậy với mức tiền mừng phổ biến từ 400 – 500 ngàn như hiện nay thì chỉ bù đắp được phần chi phí tổ chức tiệc cưới.
Với 200 khách với 10 bàn tiệc và giả sử khách đến đầy đủ:
Chi phí ít nhất sẽ là: 3,5 triệu X 20 bàn = 70 triệu.
Số tiền mừng trung bình là 400 ngàn/ người : 400 X 200 người = 80 triệu.
Số tiền mừng trung bình là 500 ngàn/ người: 500 X 200 người = 100 triệu
Với phép tính đơn giản chúng ta dễ dàng nhận ra số tiền "lãi" sau đám cưới có được từ 10 đến khoảng 30 triệu.
Hai bạn quê ở miền Tây lên TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, mới tổ chức đám cưới chia sẻ: “Vì là dân tỉnh lẻ nên họ hàng, bạn bè của ba mẹ hai bên không nhiều. Chúng tôi chỉ tổ chức tiệc cưới nhỏ, ấm cúng với 15 bàn mời bạn bè. Tiền mừng cũng dao động từ 400 – 500 ngàn. Chi phí một bàn tiệc 3 triệu, cộng thêm bia, chi phí tổ chức nữa thì tính ra cũng vừa đủ và dư chút đỉnh."
Với thực tế và phép tính đơn giản ta có thể hình dung đám cưới ngày nay không thể có mức "lãi" khủng mà chỉ đủ bù đắp chi phí hoặc dư một khoản nhỏ.
Việc tính toán chi phí tổ chức tiệc cưới hợp lý, phù hợp với khả năng thì các bạn trẻ vừa có đám cưới vui, đầy ý nghĩa vừa không phải lo lắng cho những khoản nợ từ khâu tổ chức.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Các bạn hẳn không gì xa lại với đất nước Nhật Bản, xứ sở hoa anh đào được biết đến với sự phát triển của khoa học kỹ thuật bên cạnh nét văn hóa độc đáo. Ngày hôm nay, cưới hỏi trọn gói sẽ tìm hiểu về phong tục cưới xin- một nét văn hoá độc đáo của người Nhật nhé!
Xem thêm:


Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
Tỉ lệ  đám cưới giữa người Nhật Bản với người nước ngoài cũng khá cao.

to-chuc-tiec-cuoi

Cũng giống như lễ cưới ở Việt Nam các nghi lễ trong ngày cưới chủ yếu xuất hiện tại nhà chú rể.  Khi cô dâu chia tay với cha mẹ để sang nhà chú rể phải mặc đồ trắng. Tại nhà chú rể, cô dâu mặc kimono màu trắng, đội loại mũ gọi là tsuno-kakushi, có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là hakama.
Lễ cưới diễn ra ngắn gọn nhưng được tổ chức rất trang trọng. Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới. Gần đây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Sau đó tân lang và tân nương sẽ gương cao cây sakaki (đây là cây thần thánh trong đạo Shinto) trước mặt các vị thần. Tiếp đến, bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể sẽ mời nhau những chén rượu. Chính điều đó đã trở thành một kỉ niệm trong ngày cưới. Thường thì một thiếu nữa trẻ của đền thờ mặc áo đỏ và trắng rót rượu. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút.
Sau phần nghi lễ quan trọng dành cho cô dâu chú rể kết thúc, tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu. Tân lang và tân nương cùng chúc mừng với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bữa tiệc thường kéo dài khoảng 2 tiếng, khoảng thời gian này thật sự vất vả đối với cô dâu chú rễ, hai người cứ cúi đầu chào khách nhiều lần và không quên nói: xin cám ơn.
Kết thúc tiệc cưới thường có thêm tăng 2, thường thì mọi người kéo nhau đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.
Ở Nhật Bản, mọi người thường đi quà cưới bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD) . Chi phí để tổ chức đám cưới là rất lớn, vì vậy tiền bạc đối với cô dâu chú rể thật khó khăn. Về phía khách cũng sẽ được nhận lại món quà kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…


Một số điều thú vị về đám cưới tại Nhật Bản
to-chuc-su-kien

Người Nhật có một tục lệ trong ngày cưới gọi là “san-san-kudo” nghĩa là uống 3 ngụm. San = 3, ba ngụm rượu đầu tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng cho uống cạn đi lòng căm thù, đam mê và dối trá. Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật. Do = kết thúc bằng sự hòa hợp của hai tâm hồn.
Người Nhật thích cưới "cả trâu lẫn nghé"
Các cô dâu để lộ bụng bầu sau lớp áo cưới từng bị coi là điều xấu hổ ở Nhật cách đây chỉ vài năm. Nhưng bây giờ, kết hôn khi có bầu được coi là niềm vui nhân đôi

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Như các bạn cũng biết người miền trung nổi tiếng là người trọng lễ nghi, khi khinh tài vật. Chính vì thế mà nghi thức ăn hỏi của người miền trung khá nặng về nghi lễ nhưng lại vô cùng đơn giản về vật chất.
Vì vậy, mà nghi thức ăn hỏi của người miền trung có nhiều sự khác biệt hơn so với nghi thức ăn hỏi của người miền Nam và người miền bắc. Ngoài ra, do sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa cung đình Huế nên phong tục ăn hỏi của người miền trung khá cầu kỳ và mang nhiều đặc điểm văn hóa cung đình truyền thống. Nhìn vào phong tục cưới hỏi miền Trung, bạn sẽ nhận ra sự giao thoa giữa những lễ nghi ràng buộc của miền Bắc và sự phóng khoáng của miền Nam.
Nếu như người xưa thực hiện nghi thức quan trọng của cuộc đời qua sáu bước gọi là lục lễ, diễn ra trong vòng ba năm mới hoàn tất, giờ đây việc cưới hỏi đã giản lược bớt những điều rườm rà, ít tiến bộ như đặt nặng vấn đề phù hợp về tuổi tác hay sính lễ cầu kỳ.
Để tìm hiểu hết về nghi lễ đám hỏi của người miền trung các bạn hãy cùng công ty i hi trn gói Wedinstyle khám phá nhé.

Lễ đi nói ( hay còn gọi là l dm ngõcha mẹ chàng trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin.
cuoi-hoi-tron-goi

Trong lễ đi nói ( hay còn gọi là lễ dạm ngõ ) cha mẹ chàng trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin

Lễ đi hỏi (dạm ngõ) hay đính hôn
Lễ vật gồm năm mâm quả: quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc; quả trà rượu ngoài trà và đôi rượu còn có phong bì tiền dọn để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị cho tiệc đám hỏi hôm đó và vàng (thường là đôi hoa tai nhưng cũng có nhà đi nhẫn); quả bánh kem đính hôn; quả nem chả với số lượng chẵn cặp; mâm ngũ quả được kết rồng phượng cầu kỳ. Cũng có nhà theo tục cũ đi thêm một quả bánh su sê nữa.
tu-van-dam-cuoi

Lễ vật gồm năm mâm quả: quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc
Ngoài vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu. Phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được nhà gái cho lại đôi vợ chồng. Khi nhà trai ra về, khay quả trống không phải được lật ngửa nắp để cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.

Lễ cưới
trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ. Sính lễ vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.
to-chuc-su-kien

Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ
Nói về số lượng người trong đoàn rước dâu, người Đà Nẵng quan niệm tổng số phải ứng với số sinh hoặc lão (1, 2, 3, 4, 5, 6… tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…). Đoàn đưa dâu của nhà gái có số lượng nhiều hơn miễn là cũng đảm bảo số sinh hoặc lão.
Không còn quan niệm cũ là mẹ không đi đưa dâu bởi đi theo nghĩa là còn luyến tiếc chưa muốn gả con, giờ đây mẹ cô dâu thường đi một xe khác chứ không chung với đoàn nhà mình.
Sau khi lễ tại nhà trai kết thúc, nhà gái ra về, cô dâu chú rể bưng khay trầu cau và thuốc lá đứng tiễn. Người nhà gái lấy một miếng trầu hoặc điếu thuốc và bỏ vào khay những đồng tiền lẻ, mệnh giá có thể từ 1.000 đến 50.000 đồng để cầu may mắn.
Sau ba ngày, đôi vợ chồng son trở về thăm nhà cô dâu mới gọi là lễ phản diện hay lại mặt. Cũng có gia đình cho phép họ về lại mặt ngay buổi chiều lễ cưới.