Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Khi chú rể Shafiqullah bước vào hội trường trang trí tiệc cưới ở thủ đô Kabul, Afghanistan, anh ngạc nhiên thấy có thêm 600 khách không mời lạ mặt
Tuy nhiên, anh biết mình phải phục vụ họ. "Nếu tôi không mời họ ăn, đó là một sự sỉ nhục và khiến ngày cưới của tôi mất vui," Shafiqullah, 31 tuổi, nhân viên bán xe hơi, giải thích.
Do đó, anh bảo lễ tân tại hội trường Kabul, nơi tổ chức đám cưới, tăng gấp đôi suất ăn đã đặt. Việc này khiến chi phí đám cưới đội lên gần 30.000 USD, số tiền tương đương cả gia tài nhỏ ở đất nước nghèo khó Afghanistan.

cuoi-hoi-tron-goi
Một bữa ăn tại đám cưới ở Afghanistan
Đó là chuyện thường thấy ở Afghanistan, nơi đám cưới thể hiện lòng hiếu khách và sự tận tâm với gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, tổ chức đám cưới thường gây căng thẳng cho nhiều thanh niên Afghanistan. Họ phải vay mượn để lấy vợ và mất nhiều năm để trả nợ.
Hàng đêm, đám đông hòa vào dòng người đi đám cưới ở Kabul được gọi là "toi paal", kẻ ăn chực. Tiệc cưới ở đây thường đầy ắp thịt cừu, thịt gà, cơm rang thập cẩm, sữa chua, trái cây và bánh pudding.
"Mỗi đêm một đám cưới, không cần phải lo đói," là khẩu hiệu mà thanh niên Kabul, thủ đô Afghanistan, đều quen thuộc.

Trì hoãn kết hôn vì chi phí cưới
Trong nhiều trường hợp, do chi phí tổ chức đám cưới quá lớn nên nhiều đám cưới đã bị trì hoãn suốt nhiều năm. 
Anh Ahmad Walid Sultani, chủ cửa hàng buôn bán đồ dùng văn phòng, cho biết anh hy vọng một ngày nào đó sẽ có thể tự tay in những tấm thiệp cưới cho chính mình, chứ không phải chỉ phục vụ khách hàng nữa. Trên thực tế, anh đã đính hôn suốt 7 năm qua nhưng do phải kiếm đủ tiền cho đám cưới cũng như những chi phí phát sinh mà anh chưa thể kết hôn với vị hôn thê của mình. 
Theo truyền thống, nhà gái thường không phải chi trả cho đám cưới, vì vậy, toàn bộ gánh nặng thường đè nặng lên vai chú rể và gia đình nhà trai. Cũng giống như rất nhiều nam thanh niên khác ở Kabul, Sultani lo lắng rằng gia đình nhà gái sẽ yêu cầu lễ cưới hoành tráng, sang trọng hơn những gì anh có thể chi trả. Mới đây nhất, người anh họ của vị hôn thê của Sultani đã mời tới 1.500 khách. "Tôi biết gia đình nhà vợ sẽ đặt gánh nặng rất lớn cho tôi trong lễ cưới sắp tới", anh Sultani chia sẻ.

Những tranh cãi
Trong khi đó, dự luật hạn chế khách mời đám cưới đang chờ đạt được thỏa thuận cuối cùng trước khi trình lên tổng thống. Nghị viện Afganistan đề nghị số lượng khách tối đa là 400, còn thượng viện là 500.
Các chủ hội trường cưới cũng có lập luận riêng. Họ cho rằng, cắt ngắn danh sách khách mời không chỉ là sự sỉ nhục với truyền thống người Afghanistan, mà còn tăng khoảng cách giữa hai bên gia đình, và suy yếu mối quan hệ xã hội, họ tộc vốn tồn tại lâu đời ở Afghanistan.

Sayed Yaqoot, chủ phòng cưới Saltan City, cho rằng luật mới sẽ làm tê liệt ngành kinh doanh tiệc cưới, một trong những ngành công nghiệp ít ỏi phát triển mạnh trong nền kinh tế quặt quẹo của Afghanistan.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét