Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu là con đường giải thoát, cứu khổ. Việc hôn lễ trong dân gian không có gì trở ngại với niềm tin tôn giáo. Do vậy sau mỗi hôn lễ theo truyền thống dân tộc, các tín hữu thường về chùa làm lễ cầu an gọi là lễ “hằng thuận”. Ngày nay vì nhu cầu cuộc sống không có thì giờ tổ chức nhiều lễ lược, phần đông muốn kết hợp tổ chức đám cưới tại chùa. 
tu-van-dam-cuoi

Quý thầy cũng đã hoan hỷ giúp đỡ tín hữu hoàn thành hôn lễ. Tuy nhiên mỗi chùa, mỗi thầy làm theo thanh quy riêng của chùa mình nên chưa có đồng nhất.
Nhưng một hôn lễ tại chùa thường được diễn tiến như sau:
Vân tập trước sân chùa  hay sau nhà Tổ, hai họ: nhà trai bên trái, nhà gái bên phải. Cách ăn mặc, sắp xếp thứ tự theo truyền thống dân tộc, tuỳ nghi không bắt buộc, thông thường: cô dâu, chú rễ, cha mẹ, bà con, bạn bè. Tất cả vào chánh điện, đứng hai bên đối diện nhau, cô dâu chú rể đứng ở giữa, thầy phụ lễ (hay một cư sĩ trong chùa) hướng dẫn cô dâu chú rể đi thỉnh sư quan lâm chánh điện cử hành hôn lễ. Khi đến Tăng đường, cô dâu chú rể nghiêm chỉnh vái chào, (đọc) tác bạch. Sư hứa khả (nhận lời). Lạy hay vái chào, bắt đầu thỉnh sư: Một người bưng khay lễ (hoa và đèn), một người đánh khánh dẫn, Tăng đoàn thông thường 4 Sư (có lọng che), đàng sau là cô dâu chú rể. Khi thầy vừa đến chánh điện mọi người chấp tay niệm Phật nghênh tiếp. Thầy tiến thẳng lên pháp tòa, cô dâu chú rể vào vị trí ấn định (giữa chánh điện). Ðằng sau hoặc hai bên là phụ dâu và phụ rể.
Lễ chính thức:
1/  Ba hồi chuông trống Bát Nhã chấm dứt, lên đèn,dâng hương cúng Phật bằng một thời kinh ngắn :
2/ Thầy ban một thời pháp (giảng hay đọc theo lời kinh). Ðơn cử một Huấn Thị (bài giảng):
3/ Cho cô dâu chú rể đọc 5 lời nguyện sống y chánh pháp. . .
4/ Thầy trao nhẫn cưới: (Bước ra trước cô dâu chú rể, cầm hộp nhẫn).
-Ðây là hai bảo vật: tượng trưng cho sự bền chắc, kiên cố; Có đặc tính sáng suốt, tốt đẹp. Thầy trao cho hai cháu, mong cho hai cháu được đạo tâm kiên cố. Tốt lành trong hành vi, ngôn ngữ; sáng suốt trên đường đời cũng như trên đường đạo.
 -Nầy hai cháu luôn nhớ chữ “NHẪN” suốt hành trình bên nhau.
(cô dâu chú rể nhận nhẫn mang vào cho nhau,thầy có thể cho cô dâu chú rể vái chào nhau theo nghi thức).
5/ Cha mẹ đôi bên khuyên bảo,trước sự chứng kiến của thầy. Thầy có thể cho cô dâu cú rể lạy tạ ơn cha mẹ.
Ngoài ra, hoàn cảnh cho phép muốn tổchức tiệc cưới trang trọng hơn: Tụng kinh Dược Sư trước lễ, vào lễ có đoàn dâng hoa cúng Phật, có múa lân chào khách và chúc mừng đôi tân lang, trai Tăng cầu phúc, tiệc chay tại chùa để bà con có dịp hàng huyên chúc tụng. Trong những năm gần đây việc tổ chức đám cưới tại chùa khá phổ thông không những ở trong nước mà ở nước ngoài, hai bên trai gái khác quốc tịch vẫn được đưa đến chùa làm lễ thành hôn, có kết quả tốt đẹp trong cuộc sống lứa đôi. 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét