Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Để có một đám cưới đầy màu sắc, muôn hình muôn vẻ thì bạn cần phải có nhiều loại vật, nguyên liệu dùng cho khâu trang trí, và một trong những nguyên liệu đó là bong bóng. Có lẽ lâu nay bạn mới quen việc dùng hoa trang trí còn bong bóng thì chưa được quen lắm phải không? Vậy thì hãy cùng nghe các chuyên gia Wedding planner Viet Nam hướng dẫn cách trang trí tiệc cưới bằng bong bóng như thế nào nhé.

Xem thêm:  Trang Trí Tiệc Cưới Bằng Hoa Giấy Vừa Rẻ Vừa Ấn Tượng

Bong bóng là nguyên liệu nhiều màu sắc, kích thước và kiểu dáng khác nhau mang lại sự đa dạng cho tiệc cưới. Việc kết hợp chúng với những đồ vật trang trí cưới khác cũng rất dễ dàng và linh hoạt.
tu-van-dam-cuoi

Bạn hoàn toàn có thể thay thế các bó hoa trang trí và bó cưới bằng bóng bay, thật là một ý tưởng độc đáo mà chi phí thấp đúng không nào. Nếu là các bữa tiệc trong nhà thì những quả bóng bay này tạo sự mềm mại cho không gian. Nếu là tiệc ngoài trời thì tạo ra các tầng bóng bay lơ lửng này sẽ giúp không gian trở nên vô cùng lãng mạn và rực rỡ.
Hãy treo một chùm bóng bay lớn ở cửa ra vào để khách của bạn, đặc biệt là trẻ em có thể tự do lấy những quả bóng đó và đem theo trong bữa tiệc. Bằng cách này, họ sẽ là một phần của việc tạo ra bầu không khí của bạn. Khi tham gia bữa tiệc họ có thể buộc bóng vào sau ghế hoặc thả tự do để chúng hòa vào những chùm bóng được thả lơ lửng phía trên. 
cuoi-hoi-tron-goi

Sử dụng các chùm bóng bay như đạo cụ cho các bức ảnh chụp đám cưới, để thêm màu sắc và chiều sâu. Trong tiệc cưới bạn có thể treo những bức ảnh nhỏ này vào các chùm bóng bay và thả chúng lơ lửng ở khung quanh khu vực khách ngồi để họ có thể ngắm nhìn chúng.
to-chuc-su-kien

Thả các chùm bóng lơ lửng để tạo ra một trần giả nhiều màu sắc. Nếu là các bữa tiệc trong nhà thì những quả bóng bay này tạo sự mềm mại cho không gian. Nếu là tiệc ngoài trời thì tạo ra các tầng bóng bay lơ lửng này sẽ giúp không gian trở nên vô cùng lãng mạn và rực rỡ.
to-chuc-dam-cuoi

Bạn có thể treo các chùm bóng đằng sau ghế ngồi, hoặc buộc dọc lối đi, đặc biệt là lối dẫn lên sân khấu tổ chức tiệc. Sử dụng nhiều chùm bóng bay để tạo thành một cái cổng vòm, trang trí quanh sân khấu… 
wedding-planner-vietnam

Những quả bóng bay này cũng có thể là chi tiết trang trí cho bàn tiệc, bạn có thể cố định chúng bằng những dải ruy băng nhiều màu sắc và để chúng đung đưa trên bàn tiệc. 

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Bạn có cảm thấy lạ khi nghe nói đến trang trí tiệc cưới bằng hoa giấy? Vâng đúng vây bởi chúng ta đã quá quen thuộc với các loài hoa thật đẹp lung linh với mùi hương thơm đặc trưng trong những lần trang trí lễ hội, đám cưới,... Vậy thì hôm nay, mình sẽ giới thiệu tới các bạn bài viết nói về việc dùng hoa giấy để trang trí tiệc cưới, các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng hoa giấy không chỉ rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu mà giá cả lại khá mềm...
tu-van-dam-cuoi
Trang trí đám cưới bằng hoa giấy

Hiện nay xu hướng sử dụng hoa giấy trang trí cho đám cưới cũng dần trở nên phổ biến. Với nhiều ưu điểm như đa dạng về màu sắc, kích thước, thoải mái sáng tạo những mẫu mã mới, lại dễ bảo quản và có tính ứng dụng cao, hoa giấy hoàn toàn có thể được sử dụng làm nền cho phòng tiệc cưới, sảnh đón khách, hay trang trí nơi đón tiếp khách ở nhà. 
Trang trí cổng hoa cưới là phải nơi đâu tiền bạn nghĩ đến việc sử dụng hoa giấy. Bạn có thể tạo khung cổng bằng chất liệu tre, nứa đơn giản rồi đính lên đó những bông hoa giấy to, nhiều màu sắc.
cuoi-hoi-tron-goi
wedding-planner-vietnam
Những bông cẩm tú cầu giấy nhiều màu sắc được kết thả với đèn lồng giấy


Nhiều người thường có thói quen lưu lại những bức ảnh kỷ niệm khi tham dự đám cưới, bởi vậy việc tạo ra một góc trang trí đẹp mắt phục vụ nhu cầu này của quan khách là điều rất cần thiết. Nó sẽ thể hiện lòng hiếu khách và biết ơn của cô dâu, chú rể với các vị khách. Một góc nghỉ đẹp mắt và màu sắc được trang trí bằng hoa giấy sẽ giúp cặp đôi và khách khứa tha hồ tạo dáng, ghi lại những bức ảnh kỷ niệm tuyệt vời trong sự kiện "đời người có một". 
to-chuc-su-kien
to-chuc-su-kien
Những góc chụp đẹp mang đến cho bạn cảm giác như đang nhìn hoa thật

Ý tưởng này không hề khó thực hiện, đơn giản nhất bạn có thể dùng một miếng bạt đơn sắc to làm nền rồi dán lên đó những bông hoa giấy theo ý thích. Còn nếu muốn độc đáo hơn, bạn có thể tạo khung như khung cổng hoa rồi đính những bông hoa giấy bản to lên phía trên. Việc đính thêm những dải lụa mềm mại lên khung sẽ khiến góc chụp ảnh đẹp và thu hút hơn rất nhiều.

cuoi-hoi-tron-goi
cuoi-hoi-tron-goi
Một bàn tiệc khác được trang trí ngọt ngào với gam màu pastel nhẹ nhàng.


Với lợi thế về kích cỡ, màu sắc, hoa giấy cũng rất hợp để sử dụng cho trang trí bàn tiệc cưới. Không gian đám cưới này là sự kết hợp vui vẻ giữa hoa tươi và hoa giấy, nếu những đóa hướng dương như gửi niềm vui chúc phúc cho cặp uyên ương thì những cây hoa giấy to ngập tràn màu sắc mang đến một không gian hứng khởi và ấn tượng cho tiệc cưới.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Mỗi cung hoàng đạo có một đặc trưng tính cách khác nhau, vì thế mà cách thức tổ chức, trang trí  tiệc cưới của họ cũng được tổ chức theo phong cách không giống nhau. Cùng khám phá xem đám cưới của 12 cung hoàng đạo sẽ diễn ra như thế nào nhé!

Xem thêm: 
tu-van-dam-cuoi
Tổ chức đám cưới theo phong cách 12 cung hoàng đạo

Bạch Dương (21.3 - 19.4)
Ý tưởng cầu hôn: Khi có ý định cầu hôn một Bạch Dương, hãy xem xét cảm nghĩ của cô ấy về cuộc phiêu lưu, sự mãnh liệt và bản tính tự nhiên của cô ấy. Chọn một ý tưởng cầu hôn nào đó thể hiện cá tính của mình, như nhảy dù, chèo thuyền hoặc bất kỳ cuộc phiêu lưu nào mà bạn biết cô ấy sẽ thích. Ngày lý tưởng trong tuần để cầu hôn Bạch Dương là thứ Sáu và thứ Bảy.
Nhẫn đính hôn: Những chiếc nhẫn tốt nhất cho Bạch Dương là nhẫn chunky độc đáo.
Đám cưới: Màu đỏ và trắng tượng trưng cho tình yêu và khả năng sinh sản của cung hoàng đạo này. Hãy lập kế hoạch tổ chức đám cưới sinh động và có phần độc đáo. Sử dụng dịch vụ cưới hỏi trọn gói nếu bạn cảm thấy không thể tự làm tốt .
Kim Ngưu (20.4 - 20.5)
Ý tưởng cầu hôn: Trao cho Kim Ngưu một chiếc nhẫn đính hôn bên trong một hộp sôcôla loại tốt hoặc hộp gỗ chạm khắc bằng tay. Ngày lý tưởng trong tuần để cầu hôn là Chủ Nhật và Thứ Hai.
Nhẫn đính hôn: Những chiếc nhẫn tốt nhất cho Kim Ngưu là loại khá đơn giản và truyền thống.
Đám cưới: Kim Ngưu yêu thiên nhiên, vì vậy hãy nghĩ đến một đám cưới ngoài trời tại một khu vườn thực vật. Màu hồng tượng trưng cho tình yêu vô điều kiện của cung hoàng đạo này.
Song Tử (21.5 - 21.6)
Ý tưởng cầu hôn: Khi cầu hôn Song Tử, hãy nghĩ tới tính cách hòa đồng và vui vẻ của cô ấy. Hãy trao cho nàng một chiếc nhẫn và bó hoa đầy màu sắc trong bữa tiệc với bạn bè. Ngày lý tưởng để cầu hôn là thứ Hai và thứ Ba.
Nhẫn đính hôn: Chiếc nhẫn tốt nhất cho Song Tử mang phong cách thanh lịch, tinh tế và là nhẫn vàng.
Đám cưới: Song Tử dí dỏm và hay thay đổi, vì vậy bạn có thể nghĩ đến một đám cưới nhanh ở nơi sang trọng, hoặc trong một khung cảnh mộc mạc. Màu vàng là cảm hứng của cung hoàng đạo này.
Cự Giải (22.6 - 22.7)
Ý tưởng cầu hôn: Cự Giải là một người sống tình cảm. Hãy tìm một địa điểm lạ và thoải mái, một nơi khiến cô ấy cảm thấy như ở nhà. Ngày lý tưởng để cầu hôn là thứ Ba và thứ Tư.
Nhẫn đính hôn: Những chiếc nhẫn khiến Cự Giải thích là bạc.
Đám cưới: Cự Giải rất nhạy cảm và lãng mạn, vì vậy kế hoạch cho một đám cưới làm cho cô ấy cảm thấy như một nàng công chúa, hay một buổi lễ thân mật nhỏ trong ngôi nhà thời thơ ấu sẽ rất thú vị. Màu bạc tượng trưng cho tình yêu của cung hoàng đạo này với nước và sự yên tĩnh.
Sư Tử (23.7 - 22.8)
Ý tưởng cầu hôn: Sư Tử táo bạo và yêu thích uy quyền. Một lời cầu hôn ngay trước đám đông tại một bảo tàng hiện đại hoặc trong bữa ăn tối gia đình sẽ là ý tưởng khá hay ho. Ngày lý tưởng để cầu hôn là thứ Sáu và thứ Bảy.
Nhẫn đính hôn: Nhẫn cưới hợp nhất cho Sư Tử nên nổi bật, độc đáo và là nhẫn vàng.
Đám cưới: Sư Tử rất có phong cách, vì vậy hãy xem xét một đám cưới được trang hoàng vào ban đêm hoặc tổ chức ở nước ngoài. Màu cam hoặc vàng rực rỡ tượng trưng cho sự lạc quan và ấm áp của Sư Tử.
Xử Nữ (23.8 - 23.9)
Ý tưởng cầu hôn: Xử Nữ có bản chất khá nữ tính. Cầu hôn tại một công viên địa phương hoặc sở thú sẽ khiến Xử Nữ thích thú. Ngày lý tưởng để cầu hôn là thứ Bảy và Chủ Nhật.
Nhẫn đính hôn: Những chiếc nhẫn tốt nhất cho Xử Nữ là kiểu dáng truyền thống, cổ điển và là nhẫn bạc.
Đám cưới: Xử Nữ yêu quá khứ và nhớ rõ các chi tiết, vì vậy kế hoạch một đám cưới mang phong cách cổ điển sẽ khá phù hợp. Màu xanh và màu xanh lá cây tượng trưng cho trái đất và gợi sự cân bằng, tự tin.
Thiên Bình (24.9 - 23.10)
Ý tưởng cầu hôn: Thiên Bình thích tình yêu lãng mạn và hài hòa. Chọn một khung cảnh lãng mạn với một chai rượu sâm banh và hoa thơm sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục trái tim Thiên Bình. Ngày cầu hôn lý tưởng trong tuần là thứ Bảy và thứ Hai.
Nhẫn đính hôn: Những chiếc nhẫn tốt nhất cho Thiên Bình mang phong cách cổ điển và lãng mạn.
Đám cưới: Thiên Bình sống gần gũi và tình cảm, vì vậy bạn có thể tổ chức một đám cưới chính thức tại địa điểm yêu thích của cô ấy hoặc một nơi nào đó ngoài trời. Màu xanh và màu xanh lá cây tượng trưng cho sự thanh bình, khả năng sinh sản và sự nữ tính của Thiên Bình.
Bò Cạp (24.10 - 22.11)
Ý tưởng cầu hôn: Bò Cạp thích sự bí ẩn. Giấu chiếc nhẫn đính hôn trong một ly sâm banh hoặc trong một miếng bánh sẽ khiến Bò Cạp vô cùng kinh ngạc. Ngày lý tưởng để cầu hôn là thứ Ba và thứ Tư.
Nhẫn đính hôn: Chiếc nhẫn trao cho Bò Cạp nên được khắc ngày cưới hoặc một thông điệp lãng mạn.
Đám cưới: Bò Cạp sống đam mê và tình cảm, vì vậy hãy chọn một địa điểm lãng mạn, chẳng hạn như một nơi nghỉ dưỡng ưa thích của cô dâu. Màu đỏ và đen tượng trưng cho sự ấm áp và sức mạnh của Bò Cạp.
Nhân Mã (23.11 - 21.12)
Ý tưởng cầu hôn: Nhân Mã có bản chất tự nhiên và thích phiêu lưu mạo hiểm. Bạn có thể cầu hôn Nhân Mã trong khi đang đi cắm trại hay leo núi. Ngày cầu hôn lý tưởng là thứ Sáu và thứ Bảy.
Nhẫn đính hôn: Những chiếc nhẫn hợp nhất cho Nhân Mã là nhẫn kiểu kỳ lạ và độc đáo.
Đám cưới: Kế hoạch một đám cưới với một chủ đề sang trọng hoặc ở vị trí kỳ lạ sẽ được Nhân Mã thích thú. Màu xanh sẫm và màu tím tượng trưng cho sự sáng tạo và sự tự tin của Nhân Mã.
Ma Kết (22.12 - 19.1)
Ý tưởng cầu hôn: Khi cầu hôn Ma Kết, hãy cân nhắc tính cách thanh lịch và có phần dè dặt của nàng. Bạn có thể chọn một khung cảnh lãng mạn, thân mật mang tính riêng tư sẽ khá thích hợp. Ngày lý tưởng trong tuần để cầu hôn Ma Kết là thứ Bảy và Chủ Nhật.
Nhẫn đính hôn: Những chiếc nhẫn hợp nhất với Ma Kết là kiểu cổ xưa và tinh tế.
Đám cưới: Ma Kết thích lịch sử và thần thoại, vì vậy bạn có thể lập kế hoạch đám cưới kiểu thời trung cổ. Màu đen và màu xám tượng trưng cho ý nghĩa của quyền lực cung hoàng đạo này.
Bảo Bình (20.1 - 18.2)
Ý tưởng cầu hôn: Bảo Bình mơ mộng và đôi khi rất khác thường. Hãy ngỏ lời cầu hôn cô ấy khi đang cũng thưởng thức điều gì đó như đi bộ đường dài hoặc ngắm sao hoặc thậm chí đang ở thư viện. Ngày lý tưởng trong tuần để cầu hôn với Bảo Bình là Chủ Nhật và Thứ Hai.
Nhẫn đính hôn: Chiếc nhẫn tốt nhất cho Bảo Bình là nhẫn có thiết kế lạ và sang trọng.
Đám cưới: Bảo Bình là người kín đáo vì vây bạn có thể lập kế hoạch đám cưới ở nông thôn hoặc tại một công viên. Sử dụng gam màu xanh ngọc lam tượng trưng cho hòa bình mà Bảo Bình yêu thích.
Song Ngư (19.2 - 20.3)
Ý tưởng cầu hôn: Khi cầu hôn một Song Ngư, hãy xem xét bản chất tình cảm và trí tưởng tượng của cô ấy. Bạn có thể cầu hôn nàng trong khi đang lặn tại một bể cá hoặc đang múa ballet. Ngày lý tưởng trong tuần để cầu hôn Song Ngư là thứ Ba và thứ Tư.
Nhẫn đính hôn: Chiếc nhẫn tốt nhất cho Song Ngư là nhẫn có thiết kế độc đáo.
Đám cưới: Song Ngư sáng tạo và thích nước, vì vậy kế hoạch tổ chức một đám cưới tại bãi biển hoặc trên một chiếc thuyền rất phù hợp. Màu tím và màu tím đậm tượng trưng cho sự hiểu biết và sáng tạo của cung hoàng đạo này.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Nhắc đến du lịch Campuchia, mọi người thường nghĩ ngay đến việc thăm đền Angkor cổ kính, độc đáo, tuy nhiên ở đây còn rất nhiều điều thú vị để du khách khám phá như phong tục cưới hỏi đầy nét văn hoa đặc sắc truyền thống dân tộc. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về phong tục cưới hỏi của người Campuchia nhé.

Xem thêm: 


Nghi thức cưới hỏi của người Campuchia được chia làm thành 2 nghi lễ chính gồm: Lễ nói và lễ hỏi, cưới.
tu-van-dam-cuoi


Lễ nói

Khi đàng gái chấp thuận rồi, họ nhà trai lối 4 người mang lễ vật sang nhà gái. Lễ vật gồm một mâm trầu cau, 5 bánh thuốc hút, 1 bầu rượu, 2 chén bằng sành, 1 vòng bạc, 1 xâu chuỗi hổ. Ông bà Mai thường là người đủ vợ chồng và không được chắp nối.

cuoi-hoi-tron-goi

Lễ hỏi, cưới

Đàng gái định ngày làm đám hỏi. Trong buổi tiệc này, hai bên định ngày cưới và định lễ cưới do bên nào gánh chịu, trai cũng được, gái cũng được, có khi hai bên hùn nhau. Mặc dầu lễ hỏi có định ngày, nhưng hầu hết đều cử hành chung với lễ cưới. Trước ngày cưới, chú rể phải qua nhà vợ làm lụng cực nhọc, có khi 2,3 năm mới được cưới. Có người chỉ vì một chút lỗi lầm mà có khi bị mất vợ.

cuoi-hoi-tron-goi

Đến ngày cưới, hai họ nhờ hai ông trưởng lão thay mặt hai họ điều khiển buổi lễ.
Trong lễ cưới của người Khmer, trang trí tiệc cưới là khâu được coi trong và được chuẩn bị cầu kỳ, hoa mỹ. Nhưng dù dựng rạp đám cưới ngày nay có tân tiến như thế nào đi chăng nữa phía trước cổng rạp lúc nào cũng có hai cây chuối có hai buồng chuối, một buồng sơn vàng, một buồng sơn bạc, mà hai buồng chuối phải đều nhau thể hiện làm ăn phát tài, phát lộc, con đàn cháu đống, sung túc tròn đầy.

Đúng ngày giờ coi theo sách vở, đàng trai mang lễ vật sang tặng đàng gái các món quà để cử hành hôn lễ bao gồm nữ trang: bông tai, dây chuyền, vòng vàng, mùng, mền, chiếu gối, 1 con heo 100 kg, 30 con gà, 30 chén cốm dẹp, 3 chai rượu nhỏ, tiền đền ơn sữa mẹ, 1 mâm trầu. Trong buổi lễ này, thân nhân đến dự chúc tụng nhau bằng lời ca tiếng hát.

Trong lễ cưới có lễ “Cột Tay”, có nghĩa là để vợ chồng khắn khít suốt đời. Lễ này cử hành từ sáng tới tối để thân nhân, bè bạn vừa dự tiệc cột tay vừa giúp tiền hoặc tặng phẩm vật. Mỗi lần có người cho tiền hay tặng phẩm vật đều có cột vào tay cô dâu, chú rể một vòng chỉ trắng để cầu chúc cho sự bền chặt. Tặng vật có thể là trâu, bò, gà vịt, tiền bạc, vàng vòng để vợ chồng mới làm vốn.

Cô dâu bới tóc cao, choàng lên đầu một vòng hoa, áo tay dài bằng the, vận chăn đỏ. Chú rể mặc áo trắng tay dài quấn chăn màu hung đỏ.

Sáng hôm sau, trước khi mặt trời mọc, hai họ làm lễ “Chọn Thì Giờ Tốt” trước sân nhà. Cha mẹ đôi bên, hai ông trưởng lão và thân nhân lần lượt chúc tụng, và sau đó họ nhà trai đưa chú rể về nhà gái. Nghi thức này đặt dưới sự chứng kiến tinh thần của một hay nhiều vị sư. Từ đó về sau chú rể là người vĩnh viễn của họ nhà gái. Ngày nay thì mỗi gia đình có bắt rể hay không, đó còn tuỳ thuộc mỗi gia đình hai bên thoả thuận.


Một số nét đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người Campuchia

Cũng giống như một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam, nhà ở của người dân Campuchia chủ yếu là nhà sàn. Điều đặc biệt gây chú ý đối với du khách nhất là các cửa chính, cửa sổ của những ngôi nhà ở đây đều có treo các màn (rèm) vải với nhiều màu khác nhau. Nhà nào có con gái lớn tuổi mà chưa lấy chồng người ta treo vải màu hồng. Nhà nào treo màn vải màu vàng là có con trai từ 12 tuổi trở lên đang đi tu trả hiếu cho cha mẹ.

Phong tục treo rèm vải theo màu sắc đã có từ lâu đời trên xứ sở đền đài này, bởi trước đây người dân Campuchia, nhất là vùng nông thôn sống thưa thớt, nhà nhà cách xa nhau nên treo rèm theo màu nào, cho việc gì được người dân thỏa thuận ngầm với nhau, sau đó rèm trở thành một “tín hiệu” không thể thiếu để thông báo gia cảnh cho mọi người biết và để… các chàng trai tiện tìm vợ nơi vùng đất có dân số khá ít này.

Với tục treo khăn hồng thì những gia đình có con gái khi bước sang tuổi 16, bố mẹ sẽ treo một cái khăn hồng trước cửa (có nhiều con gái thì bố mẹ phải treo ở cả cửa chính và cửa sổ, hoặc treo chồng lên nhau) cho đến khi cô gái đi lấy chồng mới được tháo xuống. Chính phong tục treo khăn này đã đem lại không ít chuyện vui để hướng dẫn viên du lịch ở đây kể làm quà cho du khách, họ kể rằng: Có một chàng trai nọ đến nhà có treo khăn hồng để tìm vợ, khi vào nhà anh ta gặp một bà lão và hỏi dò “Cháu muốn tìm hiểu cháu gái của bà để cưới làm vợ có được không ạ?”. Bà cụ ngước nhìn chàng trai một lúc rồi cười bẽn lẽn: “Cậu trẻ quá! Sao làm chồng của bà được”… Câu chuyện này cũng là kinh nghiệm để đời cho những chàng trai Campuchia khi đi tìm vợ, họ đoán tuổi của các cô gái dựa vào “độ” cũ kỹ của những chiếc khăn hồng treo trước nắng gió thời gian.



Người Campuchia theo mẫu hệ, do đó nếu chàng trai để ý cô gái nào thì sẽ đến ở nhà cô gái ấy làm “rể hờ” ba năm, tất nhiên trong ba năm đó chàng trai hoàn toàn không được động gì đến cô gái và sống y như một người hầu trong nhà. Sau ba năm nếu cô gái ưng thì sẽ cưới làm chồng. Nhưng tập tục ở rể đã được bãi bỏ vì nhiều gia đình lợi dụng chuyện ở rể để có người lao động nhưng cô gái lại không bao giờ ưng. Bây giờ, chàng trai nào thích cô gái nào thì cứ việc đến nhà dạm ngõ và thường sẽ được người nhà bên vợ hỏi rằng “có đi tu chưa?”, nếu chưa đi tu thì chàng trai sẽ bị từ chối thẳng.

Người Campuchia rất coi trọng việc tu học của người con trai trong nhà, nhà nào có con trai đến 12 tuổi là phải cho đi tu để trả hiếu cho cha mẹ, thời gian tu có thể là 3 năm, 3 tháng hoặc 3 tuần, nhưng không được dưới 3 ngày. Trong thời gian tu học người con trai rất được kính trọng, cha mẹ có gặp con cũng phải chắp tay cúi chào vì họ đang chào một vị tu sĩ. Và người ta quan niệm những người có đi tu thì sẽ biết đạo lý hơn, sống tốt hơn... Chính vì vậy đến đất nước Campuchia nếu nhìn thấy trên cửa nhà nào có treo khăn vàng thì ngầm hiểu gia đình ấy đang có con trai đi tu học.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Các bạn hẳn không gì xa lại với đất nước Nhật Bản, xứ sở hoa anh đào được biết đến với sự phát triển của khoa học kỹ thuật bên cạnh nét văn hóa độc đáo. Ngày hôm nay, cưới hỏi trọn gói sẽ tìm hiểu về phong tục cưới xin- một nét văn hoá độc đáo của người Nhật nhé!
Xem thêm:


Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.
Tỉ lệ  đám cưới giữa người Nhật Bản với người nước ngoài cũng khá cao.

to-chuc-tiec-cuoi

Cũng giống như lễ cưới ở Việt Nam các nghi lễ trong ngày cưới chủ yếu xuất hiện tại nhà chú rể.  Khi cô dâu chia tay với cha mẹ để sang nhà chú rể phải mặc đồ trắng. Tại nhà chú rể, cô dâu mặc kimono màu trắng, đội loại mũ gọi là tsuno-kakushi, có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là hakama.
Lễ cưới diễn ra ngắn gọn nhưng được tổ chức rất trang trọng. Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới. Gần đây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Sau đó tân lang và tân nương sẽ gương cao cây sakaki (đây là cây thần thánh trong đạo Shinto) trước mặt các vị thần. Tiếp đến, bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể sẽ mời nhau những chén rượu. Chính điều đó đã trở thành một kỉ niệm trong ngày cưới. Thường thì một thiếu nữa trẻ của đền thờ mặc áo đỏ và trắng rót rượu. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút.
Sau phần nghi lễ quan trọng dành cho cô dâu chú rể kết thúc, tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu. Tân lang và tân nương cùng chúc mừng với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bữa tiệc thường kéo dài khoảng 2 tiếng, khoảng thời gian này thật sự vất vả đối với cô dâu chú rễ, hai người cứ cúi đầu chào khách nhiều lần và không quên nói: xin cám ơn.
Kết thúc tiệc cưới thường có thêm tăng 2, thường thì mọi người kéo nhau đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.
Ở Nhật Bản, mọi người thường đi quà cưới bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD) . Chi phí để tổ chức đám cưới là rất lớn, vì vậy tiền bạc đối với cô dâu chú rể thật khó khăn. Về phía khách cũng sẽ được nhận lại món quà kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…


Một số điều thú vị về đám cưới tại Nhật Bản
to-chuc-su-kien

Người Nhật có một tục lệ trong ngày cưới gọi là “san-san-kudo” nghĩa là uống 3 ngụm. San = 3, ba ngụm rượu đầu tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng cho uống cạn đi lòng căm thù, đam mê và dối trá. Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật. Do = kết thúc bằng sự hòa hợp của hai tâm hồn.
Người Nhật thích cưới "cả trâu lẫn nghé"
Các cô dâu để lộ bụng bầu sau lớp áo cưới từng bị coi là điều xấu hổ ở Nhật cách đây chỉ vài năm. Nhưng bây giờ, kết hôn khi có bầu được coi là niềm vui nhân đôi

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Lào cũng có sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào. Hãy cùng trang trí tiệc cưới tìm hiểu kỹ hơn nhé.
to-chuc-dam-cuoi
 Xem thêm:


Nếu như quan niệm Việt Nam coi chuyện tiếp xúc giữa trai gái như lửa với rơm thì người Lào lại quan niệm vấn đề nam nữ như cát với nước và theo lẽ tự nhiên, cát với nước thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế. Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở. Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa con gái với con trai. Bởi vậy,con gái Lào từ mười sáu tuổi trở lên được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ hội, hội chợ… Tình yêu đôi lứa tự nhiên nảy nở từ sự giao thiệp cởi mở song vẫn được giữ trong khuôn khổ lễ giáo.
Giống như Việt Nam, tiến trình nghi thức hôn lễ của người Lào ngày nay đã được rút gọn còn một lễ phụ ( lễ bắn tin) và hai lễ chính là lễ hỏi và lễ cưới.
1. Tục Bắn Tin ( Thạp Tham)  
         Cha mẹ chàng trai nhờ ông hay bà mai (tiếng Lào: Phò sừ, Mè sừ) đưa tin cho cha mẹ cô gái ý định của mình. Và tuy tự do, cởi mở nhưng cô phù-sáo ( thiếu nữ Lào) cũng vùng vằng e lệ, đỏ mặt ngượng ngùng giống những cô gái các nước Á châu khác khi cha mẹ nêu câu hỏi "chịu" hay "không chịu" . Nàng cũng sẽ "ngây thơ" trả lời, đại khái : " khà nỏi bò hủ (con không biết), khà nỏi bò au phúa đoọc (con không lấy chồng đâu), khà nỏi chả dù bản cắp phò mè tà lọt si vịt (con sẽ ở vậy với cha mẹ suốt đời …).
to-chuc-dam-cuoi

Sau khi 2 gia đình gặp gỡ, thống nhất việc cưới xin của đôi trẻ , bố mẹ, gia đình hai bên sẽ bàn bạc, thoả thuận các điều kiện, cách thức tổ chức và quan trọng hơn là chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.
Trước kia lễ hỏi được coi là lễ quan trọng trong hôn nhân mà theo đúng nghi thức, gia đình chú rể phải chuẩn bị một số lễ vật gồm:
-   Khà Khuôn phí (lễ vật cúng Thần Hoàng, nơi nhà gái đang cư ngụ). Giá trị của lễ vật sẽ được quy định tuỳ theo hoàn cảnh và thành phần trong xã hội của gia đình hai bên.
-   Khà Đoòng (lễ vật thách cưới) được coi như của hồi môn để đền bù cho công sức nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Đây là nghi thức không thể thiếu mà nhà trai phải nộp cho gia đình cô dâu.  Của hồi môn có thể được tính bằng tiền, vàng ta, đá quý, đất đai nhưng không có quy định cụ thể về số lượng. Nó sẽ được quyết định bởi gia đình cô dâu. Thông thường những gia đình giàu có hoặc có con gái xinh đẹp sẽ đưa ra mức vật chất thách cưới rất lớn. Số lễ vật thách cưới thường được nhà gái giữ hoặc giao lại cho hai vợ chồng với điều kiện sau một thời gian chung sống gia đình phải hoà thuận, người chồng phải hết mực thương yêu vợ. Nó cũng như một khoản vật chất để đảm bảo rằng nếu cuộc hôn nhân của con gái họ không hạnh phúc thì số tiền đó sẽ giúp cho con gái họ đảm bảo cuộc sống sau li hôn. Như vậy, từ xa xưa thân phận của người con gái, phụ nữ Lào đã được xã hội rất coi trọng.
2. Lễ hỏi
          Ngày nay lễ hỏi được tổ chức đơn giản hơn rất nhiều nên việc chuẩn bị các lễ vật cũng chỉ là hình thức .Nhà trai chỉ phải chuẩn bị lễ vật thách cưới và nhà gái lại trao khoản hồi môn đó cho đôi vợ chồng để họ có điều kiện tạo lập cuộc sống riêng sau hôn nhân.
Sau khi ngày lành tháng tốt được chọn, hai gia đình sẽ chuẩn bị các công việc cho đám cưới với sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của bà con, họ hàng, làng xóm. Một đám cưới truyền thống của người Lào thường được tổ chức tại nhà của cô dâu vào 10 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều.  Sở dĩ họ thường tổ chức cưới vào giờ này vì đây là khoảng thời gian không ảnh hưởng đến công việc thường ngày của mọi người và họ sẽ có nhiều thời gian để vui chơi hơn. Khi buổi lễ kết thúc tại nhà của cô dâu, khách mời có thể dự bữa tiệc mừng đám cưới ngay sau đó. Đám cưới thường được tổ chức trong một ngày gồm những thủ tục sau đây:
-   Haih-Khởi( Lễ rước rể)
-   Su- Khoắn( Lễ buộc chỉ cổ tay)
-   Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
Khác với phong tục truyền thống của Việt Nam, người Lào có tục “gửi rể”. Theo tập tục đó, sau hôn lễ, chú rể sẽ về sinh sống ở nhà cô dâu.
Theo phong tục thì lễ rước rể được cử hành đầu tiên trong ngày cưới. Khi giờ xuất phát đã điểm, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rể đến nhà cô dâu. Đoàn người sẽ phải đi bộ đến nhà cô dâu. Dẫn đầu nhà trai là chú rể trong trang phục truyền thống của Lào: chiếc áo sơ mi dài tay cổ tròn bằng vải thô với hàng khuy cũng làm bằng vải được cài về phía tay trái; chân chú rể quấn chiếc Pha- nhạo- nếp- tiêu (một loại quần lửng ống túm- kiểu trang phục quen thuộc của vua chúa ngày xưa) và vật không thể thiếu trong bất cứ buổi lễ trang trọng nào của người Lào là chiếc Phạ- biềng (khăn quàng vai được làm bằng thổ cẩm).
3. Lễ ăn mừng đám cưới
tin-tuc-cuoi-hoi

      Bữa tiệc mừng sẽ được tổ chức vào buổi tối ngày hôm đó tại nhà của cô dâu hay ngoài khách sạn và thường được kéo dài trong khoảng bốn đến năm tiếng đồng hồ. Có thể ví như trong một ngày người Lào tổ chức hai lễ cưới: một lễ cưới truyền thống( tức lễ Su- khoắn) dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng và một lễ cưới hiện đại dành cho tất cả các vị khách mời gồm cả nam thanh nữ tú, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể.
Sự nhu nhập của văn hoá Tây- Âu trong những năm gần đây cũng làm biến đổi cách thức tổ chức lễ ăn mừng đám cưới của người Lào. Ngày nay nó được tổ chức theo xu hướng hiện đại song vẫn đảm bảo các nghi thức truyền thống. Có thể nhận định hiếm dân tộc nào trên đất nước Châu Á trong giai đoạn hội nhập, phát triển không những du nhập được nét văn hoá mới mà vẫn giữ vững được nét đặc trưng, đặc sắc như dân tộc Lào- được thể hiện một cách rõ nét qua cách tổ chức lễ ăn mừng đám cưới.
Như vậy cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Lào cũng có những sự thay đổi. Việc cưới xin bây giờ tương đối giản tiện hơn, văn minh hơn song vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc. Đám cưới- hình thức sinh hoạt tinh thần của dân tộc Lào thực sự tạo được những ấn tượng tốt đẹp về con người, về văn hoá, tập tục của đất nước mến khách này.Chỉ cần một lần được gần gũi, tiếp xúc cũng để lại những ấn tượng khó có thể nào quên…



Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Trung Quốc có lịch sử lâu đời, đất đai rộng lớn. Về tập tục cước xin, từ xưa đến nay luôn có sự thay đổi, nhưng tạo bầu không khí long trọng, náo nhiệt, vui vẻ, may mắn trong khi tổ chức hôn lễ thì không hề thay đổi.  Cũng giống với người Việt, nghi thức tổ chức cưới hỏi của người Hoa ngoài 3 lễ chính: dạm, hỏi và cưới, còn có một số nghi thức rất khác biệt.
tu-van-dam-cuoi
Xem thêm: 
  1. Tìm Hiểu Về Nghi Thức Cưới Hỏi Của Người Ấn Độ
  2. Tìm Hiểu Nghi Thức Cưới Hỏi Của Người Thái


Lễ dạm là khi hai người đã yêu thương nhau, chàng trai về thưa với cha mẹ nhờ người quen thân làm mai mối đến nhà cô gái hỏi để xem bên nhà gái có ưng thuận hay không. Nếu có kết quả như ý thì làm lễ chạm ngõ hay xem mặt (coi mắt). Lễ này gộp cả các công việc của lễ Nạp thái và Vấn danh.
Lễ ăn hỏi (đính hôn ): Đây là một lễ quan trọng, có nơi coi quan trọng hơn là lễ cưới vì sau lễ này, trai gái đã chính thức đính hôn nhau. Nhà trai mang đến 4 mâm lễ vật: trầu cau, rượu trà, đùi heo cùng bánh trái. Còn các mâm khác nữa thì tùy nhà trai. Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là tất cả các loại lễ vật đều phải là số chẵn mới tốt., số lượng mâm càng nhiều thì biểu hiện sự khá giả của nhà trai. Thường là 8, 10, 12 mâm. Còn nữ trang cho cô dâu nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng kinh tế của nhà trai, nhưng đôi bông tai bắt buộc phải có và mẹ chồng là người trực tiếp đeo vào tai cô dâu trong ngày đính hôn.
Lễ cưới: Thông thường thì ngày trước đám cưới, bạn bè họ hàng sẽ qua nhà cô dâu. Cô dâu thì nên có bạn bè qua nhà vào buổi tối, coi như điều tốt lành, nghĩa là có bạn “hộ giá”. Vậy là cô dâu mới sẽ không thấy cô đơn khi về nhà chồng sau này. Còn đối với chú rễ, mang liễn đến dán cửa nhà cô dâu. Khi dán xong thì về, gặp bậc cha chú chỉ cuối đầu chào, tuyệt đối không được nói gì. Tối hôm đó, nhà gái sẽ chọn sẵn giờ lành để chải đầu cho cô dâu. Thường người ta sẽ tìm một người trong họ hàng có phước để chải đầu cho cô dâu. Không thì mẹ cô dâu hoặc tự cô dâu chải cũng được (xem như mình sẽ tự quyết định cuộc sống của mình, không cần mượn phước lộc của ai ).Theo tục lệ là chải 3 cái và nói: “1 chải tới đuôi (nghĩa là tình duyên không đứt đọan), 2 chải răng long đầu bạc, 3 chải con cháu đầy nhà “, sau khi chải đầu xong, cô dâu sẽ được ăn bánh trôi nước (ở trong là nhân đường) với ý nghĩa là điền viên và mật ngọt. Sau khi ăn xong thì cô buộc phải vô phòng ngủ, không được ra phòng khách nữa. Lễ rước dâu, đến nhà gái thì chú rễ và ông mai vào trước. Tới cổng 1 bé trai hoặc gái là em hoặc cháu cô dâu bưng mâm có 2 ly nước trà mời chú rễ. Chú rễ uống nước cám ơn và trao tiền lì xì (chuẩn bị sẵn để trong bao giấy màu đỏ). Người Hoa có tục lệ là nhà gái sẽ chặn cửa không cho nhà trai vào, nhà trai phải phá cửa (dùng nhiều biện pháp như đưa lì xì, hoặc là chịu một số hình phạt của bạn cô dâu đưa ra hoặc là nếu phá được cửa thì vào thẳng luôn), chú rễ mới được vô rước dâu.
Lễ cưới nhà trai cũng mang đến như lể hỏi, nhưng phải có đầu heo và thịt đùi heo. Lễ hỏi là đùi heo trước, lễ cưới là đùi heo sau. Mà đùi phải còn dính liền đuôi heo. Đuôi phải còn 1 túm lông ở chót đuôi. Vì người Hoa quan niệm phải có tiền có hậu.
Sau khi phá cửa xong thì chú rễ sẽ được lên tận phòng cô dâu để nhận cô dâu từ tay của ba cô dâu. Trước đó, ba cô dâu sẽ đóng cái lúp đầu cô dâu lại, khi chú rễ lên thì tự tay chú rễ sẽ mở lúp ra. Xong rồi thì chú rễ rước xuống để lạy tổ tiên và rót trà cho mọi người trong nhà và họ hàng. Thứ tự là từ lớn đến nhỏ và từ bên nội đến bên ngọai.
Sau khi lạy tổ tiên và rót trà bên nhà gái xong thì chú rễ sẽ rước cô dâu về nhà trai. Theo phong tục người Hoa thì lúc cô dâu bước ra cổng nhà, sẽ có 1 người lớn tuổi cầm dù màu đỏ che nắng cho cô dâu, ý là không để cô dâu bị thần mặt trời bắt mất. Ngoài ra sẽ có thêm 1 đến 2 người bạn xách vali áo cưới và quần áo giúp cô dâu. Người cầm dù, cầm vali chỉ được cầm bằng 1 tay và không được đổi tay (không đổi chồng). Lúc cô dâu bước ra cổng cũng không được quay đầu lại nhìn, mà phải đi thẳng. Còn ba mẹ cô dâu sẽ đứng ở cổng nhà nhìn theo và sẽ không đi theo qua nhà chồng. Cũng như lúc rước dâu, ba má chú rễ cũng không đi theo. Trước khi động phòng, cô dâu và chú rễ cùng uống rượu giao bôi và dắt tay nhau bước qua 1 bếp lửa hàm ý sẽ vượt qua khó khăn thử thách. Trong phòng, cô dâu và chú rễ cùng ăn chung 1 chén chè, quan niệm là được như ý muốn. Chè có màu đỏ, vị ngọt,
tu-van-tiec-cuoi
tu-van-le-cuoi

Trung Quốc là đất nước có lịch sử vô cùng lâu đời, nền văn hóa vô cùng đặc sắc và phong tục về đám cưới ở Trung Quốc cũng rất phong phú, đa dạng. Ngoài những nghi thức kể trên thì ở một số vùng , dân tộc của Trung quốc cũng có những phong tục rất lạ lung như: Anh em chung vợ ( Dân tộc Tạng); Cưới cô dâu “cao số” ( tỉnh Triết Giang ); Đốt đuốc đón cô dâu ( tỉnh Hồ Nam ); Mùa xuân ném cô dâu ( Vùng núi Ô Long của Vân Nam ); Tạ hôn và cưới chịu ( Người Mán phía Nam Trung Quốc ); Lễ cưới vào ban đêm ( Dân tộc Mãn ); Tục ném bùn trong đám cưới ( Dân tộc Đồng ); Kính chó hơn người ( Người Hà Nhì ); Tình yêu cắn ( Người Mèo ); Tục thử giường ( Vùng Lạc Dương Trung Quốc)… mặn cay hàm ý cùng chia ngọt sẻ ngọt bùi, son sắt thuỷ chung.