Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Lào cũng có sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào. Hãy cùng trang trí tiệc cưới tìm hiểu kỹ hơn nhé.
to-chuc-dam-cuoi
 Xem thêm:


Nếu như quan niệm Việt Nam coi chuyện tiếp xúc giữa trai gái như lửa với rơm thì người Lào lại quan niệm vấn đề nam nữ như cát với nước và theo lẽ tự nhiên, cát với nước thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế. Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở. Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa con gái với con trai. Bởi vậy,con gái Lào từ mười sáu tuổi trở lên được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ hội, hội chợ… Tình yêu đôi lứa tự nhiên nảy nở từ sự giao thiệp cởi mở song vẫn được giữ trong khuôn khổ lễ giáo.
Giống như Việt Nam, tiến trình nghi thức hôn lễ của người Lào ngày nay đã được rút gọn còn một lễ phụ ( lễ bắn tin) và hai lễ chính là lễ hỏi và lễ cưới.
1. Tục Bắn Tin ( Thạp Tham)  
         Cha mẹ chàng trai nhờ ông hay bà mai (tiếng Lào: Phò sừ, Mè sừ) đưa tin cho cha mẹ cô gái ý định của mình. Và tuy tự do, cởi mở nhưng cô phù-sáo ( thiếu nữ Lào) cũng vùng vằng e lệ, đỏ mặt ngượng ngùng giống những cô gái các nước Á châu khác khi cha mẹ nêu câu hỏi "chịu" hay "không chịu" . Nàng cũng sẽ "ngây thơ" trả lời, đại khái : " khà nỏi bò hủ (con không biết), khà nỏi bò au phúa đoọc (con không lấy chồng đâu), khà nỏi chả dù bản cắp phò mè tà lọt si vịt (con sẽ ở vậy với cha mẹ suốt đời …).
to-chuc-dam-cuoi

Sau khi 2 gia đình gặp gỡ, thống nhất việc cưới xin của đôi trẻ , bố mẹ, gia đình hai bên sẽ bàn bạc, thoả thuận các điều kiện, cách thức tổ chức và quan trọng hơn là chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.
Trước kia lễ hỏi được coi là lễ quan trọng trong hôn nhân mà theo đúng nghi thức, gia đình chú rể phải chuẩn bị một số lễ vật gồm:
-   Khà Khuôn phí (lễ vật cúng Thần Hoàng, nơi nhà gái đang cư ngụ). Giá trị của lễ vật sẽ được quy định tuỳ theo hoàn cảnh và thành phần trong xã hội của gia đình hai bên.
-   Khà Đoòng (lễ vật thách cưới) được coi như của hồi môn để đền bù cho công sức nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Đây là nghi thức không thể thiếu mà nhà trai phải nộp cho gia đình cô dâu.  Của hồi môn có thể được tính bằng tiền, vàng ta, đá quý, đất đai nhưng không có quy định cụ thể về số lượng. Nó sẽ được quyết định bởi gia đình cô dâu. Thông thường những gia đình giàu có hoặc có con gái xinh đẹp sẽ đưa ra mức vật chất thách cưới rất lớn. Số lễ vật thách cưới thường được nhà gái giữ hoặc giao lại cho hai vợ chồng với điều kiện sau một thời gian chung sống gia đình phải hoà thuận, người chồng phải hết mực thương yêu vợ. Nó cũng như một khoản vật chất để đảm bảo rằng nếu cuộc hôn nhân của con gái họ không hạnh phúc thì số tiền đó sẽ giúp cho con gái họ đảm bảo cuộc sống sau li hôn. Như vậy, từ xa xưa thân phận của người con gái, phụ nữ Lào đã được xã hội rất coi trọng.
2. Lễ hỏi
          Ngày nay lễ hỏi được tổ chức đơn giản hơn rất nhiều nên việc chuẩn bị các lễ vật cũng chỉ là hình thức .Nhà trai chỉ phải chuẩn bị lễ vật thách cưới và nhà gái lại trao khoản hồi môn đó cho đôi vợ chồng để họ có điều kiện tạo lập cuộc sống riêng sau hôn nhân.
Sau khi ngày lành tháng tốt được chọn, hai gia đình sẽ chuẩn bị các công việc cho đám cưới với sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của bà con, họ hàng, làng xóm. Một đám cưới truyền thống của người Lào thường được tổ chức tại nhà của cô dâu vào 10 giờ sáng hoặc 4 giờ chiều.  Sở dĩ họ thường tổ chức cưới vào giờ này vì đây là khoảng thời gian không ảnh hưởng đến công việc thường ngày của mọi người và họ sẽ có nhiều thời gian để vui chơi hơn. Khi buổi lễ kết thúc tại nhà của cô dâu, khách mời có thể dự bữa tiệc mừng đám cưới ngay sau đó. Đám cưới thường được tổ chức trong một ngày gồm những thủ tục sau đây:
-   Haih-Khởi( Lễ rước rể)
-   Su- Khoắn( Lễ buộc chỉ cổ tay)
-   Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
Khác với phong tục truyền thống của Việt Nam, người Lào có tục “gửi rể”. Theo tập tục đó, sau hôn lễ, chú rể sẽ về sinh sống ở nhà cô dâu.
Theo phong tục thì lễ rước rể được cử hành đầu tiên trong ngày cưới. Khi giờ xuất phát đã điểm, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rể đến nhà cô dâu. Đoàn người sẽ phải đi bộ đến nhà cô dâu. Dẫn đầu nhà trai là chú rể trong trang phục truyền thống của Lào: chiếc áo sơ mi dài tay cổ tròn bằng vải thô với hàng khuy cũng làm bằng vải được cài về phía tay trái; chân chú rể quấn chiếc Pha- nhạo- nếp- tiêu (một loại quần lửng ống túm- kiểu trang phục quen thuộc của vua chúa ngày xưa) và vật không thể thiếu trong bất cứ buổi lễ trang trọng nào của người Lào là chiếc Phạ- biềng (khăn quàng vai được làm bằng thổ cẩm).
3. Lễ ăn mừng đám cưới
tin-tuc-cuoi-hoi

      Bữa tiệc mừng sẽ được tổ chức vào buổi tối ngày hôm đó tại nhà của cô dâu hay ngoài khách sạn và thường được kéo dài trong khoảng bốn đến năm tiếng đồng hồ. Có thể ví như trong một ngày người Lào tổ chức hai lễ cưới: một lễ cưới truyền thống( tức lễ Su- khoắn) dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng và một lễ cưới hiện đại dành cho tất cả các vị khách mời gồm cả nam thanh nữ tú, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể.
Sự nhu nhập của văn hoá Tây- Âu trong những năm gần đây cũng làm biến đổi cách thức tổ chức lễ ăn mừng đám cưới của người Lào. Ngày nay nó được tổ chức theo xu hướng hiện đại song vẫn đảm bảo các nghi thức truyền thống. Có thể nhận định hiếm dân tộc nào trên đất nước Châu Á trong giai đoạn hội nhập, phát triển không những du nhập được nét văn hoá mới mà vẫn giữ vững được nét đặc trưng, đặc sắc như dân tộc Lào- được thể hiện một cách rõ nét qua cách tổ chức lễ ăn mừng đám cưới.
Như vậy cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Lào cũng có những sự thay đổi. Việc cưới xin bây giờ tương đối giản tiện hơn, văn minh hơn song vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc. Đám cưới- hình thức sinh hoạt tinh thần của dân tộc Lào thực sự tạo được những ấn tượng tốt đẹp về con người, về văn hoá, tập tục của đất nước mến khách này.Chỉ cần một lần được gần gũi, tiếp xúc cũng để lại những ấn tượng khó có thể nào quên…



0 nhận xét:

Đăng nhận xét