Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Phong tục tập quán trong việc cưới hỏi mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau từ Bắc vào Nam. Riêng đối với miền Nam, lễ ăn hỏi thường không quá cầu kì câu nệ nhưng không vì thế mà không có các quy chuẩn riêng, các cô dâu chú rể cần lưu ý để có sự chuẩn bị chu đáo.Hãy cùng trang trí tiệc cưới Wedinstyle khám phá nhé.
Khác biệt với người miền Trung cũng như những địa phương ở miền Bắc, người miền Nam không quá câu nệ về các lễ nghi như người miền Trung hay yêu cầu các vật phẩm lớn và cầu kỳ như người miền Bắc. Lễ ăn hỏi theo phong tục miền Nam đơn giản cả trong lễ nghi và các vật phẩm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người miền Nam không có những quy chuẩn riêng cho mâm lễ vật ăn hỏi của mình.
Những lễ vật không thể thiếu
Mâm lễ 3 miền đều có điểm chung về các lễ vật như trầu cau; rượu, thuốc lá và chè… đây dường như là những lễ vật không thể thiếu được, là những lễ vật cơ bản nhất cho một lễ ăn hỏi. Dù là lễ ăn hỏi nhỏ hay lớn thì những lễ vật này cũng phải được nhà trai chuẩn bị kỹ càng và tươm tất trong số tráp chẵn mà nhà gái yêu cầu.
to-chuc-dam-cuoi

Khác với phong tục của người miền Bắc, ở lễ ăn hỏi miền Nam, nhà gái thường yêu cầu số lượng tráp lễ là số chẵn và hầu hết thường yêu cầu 6 tráp. Bởi với người miền Nam, số 6 là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Một điểm cần phải đặc biệt lưu ý là số vật phẩm trong các tráp lễ phải là số lẻ. Đây chính là biểu tượng cho sự sinh sôi, lớn lên và hình thành gia đình trong sự đầm ấm, tài vượng. Người miền Nam cũng quan niệm, đám hỏi là việc nhà trai đem tài lộc đến để có thể rước người con gái (hay là rước hạnh phúc) về cho gia đình mình.
wedding-planner-vietnam

Những lễ vật mang đậm chất Nam bộ
1. Bánh phu thê- thể hiện sự gắn kết các cặp đôi
Thay vì chọn bánh cốm, bánh chưng – bánh dày như lễ ăn hỏi miền Bắc thì người miền Nam chọn bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xê. Chiếc bánh phu thê gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, vợ và chồng để thể hiện sự gắn kết keo sơn của đôi nam nữ. Chiếc bánh phu thê với sự chúc phúc thành đôi hay sự se duyên vợ chồng dành cho cặp đôi đã trở thành một lễ vật không thể thiếu trong tráp ăn hỏi của người miền Nam.
to-chuc-tiec-cuoi

2. Gà quay, lợn quay, xôi, hoa quả – biểu trưng cho sự thịnh vượng
Nếu người miền Bắc và miền Trung không quy định lễ vật phải có gà hoặc lợn quay thì với người miền Nam đây là một trong những lễ vật hết sức quan trọng. Người miền Nam với quan niệm mâm cỗ phải phong phú, có mặn có ngọt vậy nên lợn quay hay gà quay luôn là lựa chọn không thể thiếu mang biểu tượng của sự sung túc, giàu có, thịnh vượng,  nhiều của ăn của để. Điều này còn thể hiện việc có thể bảo bọc cho cuộc sống sau này cho cô gái từ nhà trai.


3. Lễ đen
Số tiền trong lễ đen theo phong tục chính là số tiền nhà gái thách cưới nhà trai và được chuẩn bị trong một chiếc tráp nhỏ. Chiếc tráp này sẽ được mẹ chú rể đem đến và trao tận tay mẹ cô dâu như góp một phần lễ mọn cho lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, đối với “lễ đen” nhà trai nên chú ý cách chuẩn bị để không làm phật lòng nhà gái. Tiền được mang đến phải là tiền mới được để trong phong bì song hỷ như tấm lòng thành của nhà trai dành cho nhà gái. Sau khi nhận tiền cheo thì khay lễ nhỏ này sẽ được đặt lên bàn thờ của nhà cô dâu một cách hết sức nghiêm trang và tiến hành làm lễ.
cuoi-hoi-tron-goi

Đối với việc chuẩn bị lễ đen, lời khuyên cho các cô gái khi chuẩn bị chính là việc nên hỏi ý kiến gia đình mình và đồng thời có sự thảo luận, thống nhất với nhà trai để tránh thế khó xử cho hai bên.
4. Lễ vật dành riêng cho cô gái trong lễ ăn hỏi
Tráp lễ này thường không bắt buộc nhưng với những gia đình nhà trai khá giả, tráp lễ này sẽ được nhà trai chuẩn bị với khay đựng áo dài và đồ trang sức dành riêng cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài và trang sức do nhà trai mang đến trong tráp dành tặng mình. Sau đó mới ra chào hỏi quan họ hai bên và sau đó làm lễ trước bàn thờ tổ tiên.
to-chuc-su-kien

Với những quy chuẩn cũng như nét khác biệt rất rõ ràng giữa mâm lễ vật ăn hỏi của 3 miền, các cô dâu chú rể nên có sự chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng. Khi chuẩn bị mâm lễ nên có sự thống nhất của cả gia đình nhà trai và nhà gái để có một lễ ăn hỏi thuận lợi, vui vẻ.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Như các bạn cũng biết người miền trung nổi tiếng là người trọng lễ nghi, khi khinh tài vật. Chính vì thế mà nghi thức ăn hỏi của người miền trung khá nặng về nghi lễ nhưng lại vô cùng đơn giản về vật chất.
Vì vậy, mà nghi thức ăn hỏi của người miền trung có nhiều sự khác biệt hơn so với nghi thức ăn hỏi của người miền Nam và người miền bắc. Ngoài ra, do sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa cung đình Huế nên phong tục ăn hỏi của người miền trung khá cầu kỳ và mang nhiều đặc điểm văn hóa cung đình truyền thống. Nhìn vào phong tục cưới hỏi miền Trung, bạn sẽ nhận ra sự giao thoa giữa những lễ nghi ràng buộc của miền Bắc và sự phóng khoáng của miền Nam.
Nếu như người xưa thực hiện nghi thức quan trọng của cuộc đời qua sáu bước gọi là lục lễ, diễn ra trong vòng ba năm mới hoàn tất, giờ đây việc cưới hỏi đã giản lược bớt những điều rườm rà, ít tiến bộ như đặt nặng vấn đề phù hợp về tuổi tác hay sính lễ cầu kỳ.
Để tìm hiểu hết về nghi lễ đám hỏi của người miền trung các bạn hãy cùng công ty i hi trn gói Wedinstyle khám phá nhé.

Lễ đi nói ( hay còn gọi là l dm ngõcha mẹ chàng trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin.
cuoi-hoi-tron-goi

Trong lễ đi nói ( hay còn gọi là lễ dạm ngõ ) cha mẹ chàng trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin

Lễ đi hỏi (dạm ngõ) hay đính hôn
Lễ vật gồm năm mâm quả: quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc; quả trà rượu ngoài trà và đôi rượu còn có phong bì tiền dọn để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị cho tiệc đám hỏi hôm đó và vàng (thường là đôi hoa tai nhưng cũng có nhà đi nhẫn); quả bánh kem đính hôn; quả nem chả với số lượng chẵn cặp; mâm ngũ quả được kết rồng phượng cầu kỳ. Cũng có nhà theo tục cũ đi thêm một quả bánh su sê nữa.
tu-van-dam-cuoi

Lễ vật gồm năm mâm quả: quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc
Ngoài vòng tay, nhẫn hoặc hoa tai vàng, mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu. Phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được nhà gái cho lại đôi vợ chồng. Khi nhà trai ra về, khay quả trống không phải được lật ngửa nắp để cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.

Lễ cưới
trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ. Sính lễ vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.
to-chuc-su-kien

Trước khi vào nhà gái, đoàn rước dâu cử một người trong họ tộc mang theo khay rượu vào nhà cô dâu để trình giờ xin được vào làm lễ
Nói về số lượng người trong đoàn rước dâu, người Đà Nẵng quan niệm tổng số phải ứng với số sinh hoặc lão (1, 2, 3, 4, 5, 6… tương ứng là sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…). Đoàn đưa dâu của nhà gái có số lượng nhiều hơn miễn là cũng đảm bảo số sinh hoặc lão.
Không còn quan niệm cũ là mẹ không đi đưa dâu bởi đi theo nghĩa là còn luyến tiếc chưa muốn gả con, giờ đây mẹ cô dâu thường đi một xe khác chứ không chung với đoàn nhà mình.
Sau khi lễ tại nhà trai kết thúc, nhà gái ra về, cô dâu chú rể bưng khay trầu cau và thuốc lá đứng tiễn. Người nhà gái lấy một miếng trầu hoặc điếu thuốc và bỏ vào khay những đồng tiền lẻ, mệnh giá có thể từ 1.000 đến 50.000 đồng để cầu may mắn.
Sau ba ngày, đôi vợ chồng son trở về thăm nhà cô dâu mới gọi là lễ phản diện hay lại mặt. Cũng có gia đình cho phép họ về lại mặt ngay buổi chiều lễ cưới.



Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Từ lâu, văn hóa Ấn Độ đã có sức hút mãnh liệt đối với du khách quốc tế, nhất là các hoạt động liên quan đến phong tục tổ chức cưới hỏi. Người Ấn được xem là một trong những dân tộc có nghi thức cưới hỏi đặc sắc, cầu kỳ nhất trên thế giới.
Xem thêm: 
  1. Tìm Hiểu Nghi Thức Cưới Hỏi Của Người Thái
  2. Nghi Thức Tổ Chức Cưới Hỏi Theo Phật Giáo
  3. Nghi Thức Cưới Hỏi Theo Thiên Chúa Giáo

Hiện, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nghi lễ cưới hỏi truyền thống nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Truyền thống mỗi nước rất đa dạng nhưng hiếm có nước nào so bì được với Ấn Độ khi từng vùng miền nước này có những tục lệ cưới hỏi rất lạ, nhờ bề dày truyền thống văn hóa hàng ngàn năm nay. Trong đám cưới, cô dâu và chú rể phải thực hiện rất nhiều nghi thức. Đây là nét đẹp văn hóa đáng tự hào của người Ấn.Hãy cùng trang trí tiệc cưới Wedinstyle tìm hiểu nhé.

to-chuc-dam-cuoi


Cũng như các dân tộc khác, đám cưới ở Ấn Độ mang ý nghĩa chung là báo tin vui cho 2 họ và phải trải qua những nghi thức tôn giáo để ngày này trở thành một ký ức trọng đại.
Đám cưới có thể kéo dài tới 5 ngày, thậm chí hơn và đặc biệt khác hẳn với bất cứ đám cưới theo kiểu phương Tây nào mà bạn từng biết.
Từ khi đính hôn tới trước đám cưới, người Ấn có rất nhiều nghi lễ quan trọng. Lễ đầu tiên là Misri – lễ trao nhẫn. Nghi lễ này diễn ra trong vài ngày trước đám cưới. 7 người phụ nữ đã có gia đình sẽ đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ lên một chiếc bát đựng đường bằng đá.
cuoi-hoi-tron-goi

Cô dâu chú rể và các thành viên trong gia đình sẽ cùng cầu nguyện và trao nhau vòng hoa và chiếc nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ. Gia đình chú rể sẽ đặt vào tay cô dâu một giỏ hoa quả và những món quà khác và cô dâu sẽ lấy hoa quả trong đó thả vào chiếc bát đường ban đầu. Đây là dấu hiệu cho sự đính ước và hứa hẹn một cuộc sống ngọt ngào phía trước.
Nghi lễ tiếp theo là Mehendi, diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ (đàn ông không được phép tham gia). Đây là lúc cô dâu được vẽ henna lên bàn tay và bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của người phụ nữ đối với người chồng từ nay về sau. Lễ hội này thường diễn ra cùng lúc với lễ Sagri, khi gia đình chú rể mang hoa và quà tới đặt ở cửa nhà cô dâu.
Cũng vào ngày này, người làm lễ sẽ thực hiện nghi thức Nav-Graha Puja ở nhà của cô dâu và chú rể. Thày làm lễ cầu nguyện tới thánh thần của 9 hành tinh, xin họ ban phước lành cho đôi uyên ương. Lễ tiếp theo là lễ Ghari Puja, khi thày làm lễ mời khách bột, dừa, hạt dẻ, gạo và gia vị thể hiện sự thịnh vượng.
to-chuc-su-kien
to-chuc-su-kien


Cả 2 bà mẹ sẽ mặc đồ cưới cho con mình và tới nhà của thông gia với một chiếc bình nước đội trên đầu. Họ sẽ dùng dao để chém vào nước để xua đuổi tà khí sau đó sẽ tặng thêm cho thông gia tiền và hoa.
wedding-planner-vietnam

Đến lúc này, cô dâu và chú rể sẽ mặc một bộ đồ cũ. Bộ đồ này sau đó sẽ bị các thành viên trong gia đình xé ra, thể hiện sự kết thúc của cuộc đời cũ, chuyển sang cuộc sống mới.    Tiếp đến sẽ là lễ Sangeet, cả gia đình sẽ nhảy múa, hát và ăn uống linh đình, chuẩn bị cho ngày trọng đại hôm sau.
to-chuc-su-kien

Vào ngày cưới, nghi lễ đầu tiên là lễ Haldi, trong đó cô dâu sẽ được được tẩy rửa bằng củ nghệ ở nhà. Nghi lễ Swagatam là lúc những họ hàng giúp cô dâu mặc chiếc sari cưới. Khi chú rể đến, anh ta phải bước chân phải nhẹ nhàng vào nhà và rửa chân bằng sữa và nước. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ và bố vợ sẽ dẫn cô dâu ra trao vào tay chú rể. 
tu-van-dam-cuoi

 Đến lúc này, cô dâu sẽ nhặt gạo và ném và ngọn lửa thiêng để được chính thức công nhận quan hệ vợ chồng. Cô dâu cũng sẽ phải đi quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mà cô dâu bắt gặp.  Vạt áo sari của cô dâu sẽ được buộc vào khăn của chú rể, họ làm thêm một vài nghi lễ nữa trước khi chuyển sang phần hội. Đây là lúc tất cả các thành viên cùng nhảy múa, hát ca trong tiếng nhạc vui của ngày trọng đại.
to-chuc-tiec-cuoi


Một số điều thú vị về cưới hỏi của người Ấn Độ

Trong văn hóa Ấn Độ, điều quan trọng nhất đối với một đám cưới không phải là tình yêu mà là môn đăng hộ đối. Người Ấn Độ chia xã hội của họ thành 4 giai cấp. Mọi hoạt động trong đời sống đều dựa trên các quy tắc của giai cấp đó.
Phần lớn các chàng rể ở Ấn Độ đều do cha mẹ vợ chọn, và các cô dâu đều rất yên tâm với sự lựa chọn đó. Trong khi ngày nay, nhiều bạn trẻ trên thế giới đều muốn kết hôn với người mình chọn thì ở Ấn Độ vẫn duy trì truyền thống văn hóa hôn nhân sắp đặt.
Ở Ấn Độ, không chỉ cha mẹ tốn nhiều tiền cho đám cưới con gái mà cậu của cô dâu cũng phải chuẩn bị một số tiền không nhỏ. Trong số của hồi môn của cô dâu có nhiều thứ là do người cậu chuẩn bị. Không ít người lần đầu tiên nghe đến phong tục này đều cảm thấy thắc mắc. Tại sao lại là cậu lo mà không phải là chú, hay bác của cô dâu? Trong văn hóa Ấn Độ, anh trai có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Do vậy, khi con gái của em lấy chồng, người cậu phải thay mặt bên nhà ngoại lo liệu rất nhiều thứ, nhất là của hồi môn cho cháu gái. Ngoài việc lo lễ vật, của hồi môn, người cậu còn là người cùng với mẹ cô dâu đảm nhận việc thoa chấm đỏ lên trán cho những người đến tham dự lễ cưới.




Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Nếu có cơ hội tham dự 1 lễ cưới của người Thái Lan chắc hẳn bạn sẽ rất vui vì được tìm hiểu một nét văn hóa rất riêng của Thái Lan. Hôn lễ giữa những người Thái theo đạo Phật thường được tổ chức làm 2 phần: làm lễ theo nghi thức đạo Phật- gồm có tụng kinh của những người cầu nguyện, dâng thức ăn và các đồ lễ khác lên đức Phật và các sư và nghi thức khác có truyền thống dân gian tập trung vào hai bên gia đình của đôi uyên ương.

Xem thêm: 

  1. Nghi Thức Tổ Chức Cưới Hỏi Theo Phật Giáo
  2. Nghi Thức Cưới Hỏi Theo Thiên Chúa Giáo

Hãy cùng dịch vụ tổ chức tiệc cưới Wedinstyle tìm hiểu kỹ hơn về những nghi thức cưới hỏi này.
to-chuc-dam-cuoi
Nghi thức cưới hỏi của người Thái

Thời xưa, việc các sư Phật giáo tham dự vào các nghi lễ của các một đám cưới không được phổ biến. Vì các sư thường được mời tới dự lễ tang liên quan đến cái chết, sự hiện diện của họ tại đám cưới (liên quan đến sự sinh sôi nảy nở, cụ thể là sự sinh sản) là một điềm xấu. Đôi uyên ương thường muốn được ban phúc lành ở một ngôi chùa gần nhà trước hoặc sau lễ cưới, và thường hỏi xin lời khuyên của một nhà sư về tử vi để chọn ngày giờ thích hợp cho đám cưới. Phần không theo nghi thức Phật giáo thường diễn ra ngoài chùa vào một ngày khác.
Trong phần nghi lễ Phật giáo, đôi uyên ướng sẽ cùng nhua lễ đức Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm rồi sẽ đến lễ các vị Phật khác, đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng nhau tụng 2 bộ kinh của Thái Lan là Tam bảo và Ngũ giới, cuối cùng đôi uyên ương sẽ đốt hương và nến lên bàn thờ. Đôi uyên ương sẽ được đặt lên đầu 1 vòng dây hoặc chỉ đôi với ý nối cuộc đời họ lại với nhau. Tiếp đó, cô dâu chú rể sẽ dâng thức ăn lên cho các nhà sư, lễ tiền cũng được diễn ra tại thời điểm này.
to-chuc-su-kien

Các nhà sư sẽ mang điềm lành và phúc đức cho đôi vợ chồng trẻ bằng cách tụng Kinh bằng tiếng Pali . Một sợi chỉ được nối với sư cả hoặc với một bình nước với ý niệm điềm lành sẽ được truyền qua sợi chỉ hoặc bình nước để đến với đôi vợ chồng trẻ. Nghi lễ ban phước lành của văn hóa Thái Lan sẽ bằng nước và bằng nến sáp nhỏ giọt sẽ được thực hiện trước mặt của tượng Phật. Dấu trên trán chú rẻ được tạo nên bởi ngón cái của nhà sư còn trên trán cô dâu là được tạo bởi mẩu nến do phong tục của Thái Lan là các nhà sư Thái Lan không được chạm vào phụ nữ.
Cuối cùng, sư cả sẽ chúc phúc và dặn dò đôi uyên ương, lúc này cũng là lúc đôi uyên ương có thể dâng thức ăn lên các nhà sư . Như vậy là kết thúc nghi lễ Phật giáo.

Nghi lễ truyền thống: Sin Sodt tức là tằng hồi môm. Chú rể sẽ trả 1 khoản tiền cho nhà gái, coi như để đền bù công nuôi dạy cô dâu đồng thời cũng là để nhà trai chứng minh tài chính. Khoản tiền thường sẽ lại đưa lại cho cô dâu chú rẻ sau ngày cưới.
cuoi-hoi-tron-goi

Nghi lễ tôn giáo của những người theo  Hồi Giáo thi lại khác. Giáo chủ, chú rể, cha của cô dâu cùng những người đàn ông khác sẽ  ngồi thành một vòng tròn suốt buổi lễ. Còn những người phụ nữ (kể cả cô dâu) chỉ ngồi trong một phòng riêng, họ sẽ không tham gia trực tiếp vào buổi lễ này.


Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu là con đường giải thoát, cứu khổ. Việc hôn lễ trong dân gian không có gì trở ngại với niềm tin tôn giáo. Do vậy sau mỗi hôn lễ theo truyền thống dân tộc, các tín hữu thường về chùa làm lễ cầu an gọi là lễ “hằng thuận”. Ngày nay vì nhu cầu cuộc sống không có thì giờ tổ chức nhiều lễ lược, phần đông muốn kết hợp tổ chức đám cưới tại chùa. 
tu-van-dam-cuoi

Quý thầy cũng đã hoan hỷ giúp đỡ tín hữu hoàn thành hôn lễ. Tuy nhiên mỗi chùa, mỗi thầy làm theo thanh quy riêng của chùa mình nên chưa có đồng nhất.
Nhưng một hôn lễ tại chùa thường được diễn tiến như sau:
Vân tập trước sân chùa  hay sau nhà Tổ, hai họ: nhà trai bên trái, nhà gái bên phải. Cách ăn mặc, sắp xếp thứ tự theo truyền thống dân tộc, tuỳ nghi không bắt buộc, thông thường: cô dâu, chú rễ, cha mẹ, bà con, bạn bè. Tất cả vào chánh điện, đứng hai bên đối diện nhau, cô dâu chú rể đứng ở giữa, thầy phụ lễ (hay một cư sĩ trong chùa) hướng dẫn cô dâu chú rể đi thỉnh sư quan lâm chánh điện cử hành hôn lễ. Khi đến Tăng đường, cô dâu chú rể nghiêm chỉnh vái chào, (đọc) tác bạch. Sư hứa khả (nhận lời). Lạy hay vái chào, bắt đầu thỉnh sư: Một người bưng khay lễ (hoa và đèn), một người đánh khánh dẫn, Tăng đoàn thông thường 4 Sư (có lọng che), đàng sau là cô dâu chú rể. Khi thầy vừa đến chánh điện mọi người chấp tay niệm Phật nghênh tiếp. Thầy tiến thẳng lên pháp tòa, cô dâu chú rể vào vị trí ấn định (giữa chánh điện). Ðằng sau hoặc hai bên là phụ dâu và phụ rể.
Lễ chính thức:
1/  Ba hồi chuông trống Bát Nhã chấm dứt, lên đèn,dâng hương cúng Phật bằng một thời kinh ngắn :
2/ Thầy ban một thời pháp (giảng hay đọc theo lời kinh). Ðơn cử một Huấn Thị (bài giảng):
3/ Cho cô dâu chú rể đọc 5 lời nguyện sống y chánh pháp. . .
4/ Thầy trao nhẫn cưới: (Bước ra trước cô dâu chú rể, cầm hộp nhẫn).
-Ðây là hai bảo vật: tượng trưng cho sự bền chắc, kiên cố; Có đặc tính sáng suốt, tốt đẹp. Thầy trao cho hai cháu, mong cho hai cháu được đạo tâm kiên cố. Tốt lành trong hành vi, ngôn ngữ; sáng suốt trên đường đời cũng như trên đường đạo.
 -Nầy hai cháu luôn nhớ chữ “NHẪN” suốt hành trình bên nhau.
(cô dâu chú rể nhận nhẫn mang vào cho nhau,thầy có thể cho cô dâu chú rể vái chào nhau theo nghi thức).
5/ Cha mẹ đôi bên khuyên bảo,trước sự chứng kiến của thầy. Thầy có thể cho cô dâu cú rể lạy tạ ơn cha mẹ.
Ngoài ra, hoàn cảnh cho phép muốn tổchức tiệc cưới trang trọng hơn: Tụng kinh Dược Sư trước lễ, vào lễ có đoàn dâng hoa cúng Phật, có múa lân chào khách và chúc mừng đôi tân lang, trai Tăng cầu phúc, tiệc chay tại chùa để bà con có dịp hàng huyên chúc tụng. Trong những năm gần đây việc tổ chức đám cưới tại chùa khá phổ thông không những ở trong nước mà ở nước ngoài, hai bên trai gái khác quốc tịch vẫn được đưa đến chùa làm lễ thành hôn, có kết quả tốt đẹp trong cuộc sống lứa đôi. 



Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Vấn đề tình yêu và hôn nhân mãi luôn là vấn đề muôn thuở của các chàng trai và cô gái. Hôm nay, dịch vụ tổ chức tiệc cưới Wedinstyle sẽ cùng bạn khám phá một số tiêu chí chọn chồng của các cung sao hoàng đạo nữ nhé.
Bạch Dương
Bạch Dương có cá tính vô tư và trẻ con nên nàng sẽ dễ bị thu hút bởi mẫu đàn ông cứng rắn, chủ động và nổi bật. Ấy thế nhưng khi chọn đức lang quân tương lai, Bạch Dương lại thiên về những người trưởng thành, có chủ kiến và thông minh. Nàng Bạch Dương trẻ thơ sẽ muốn dành trọn đời bên người có thể chăm sóc và quan tâm nàng. Những chàng trai nổi bật hay ham chơi có thể thu hút nàng khi còn trẻ nhưng người nàng chọn làm chồng sẽ là người tinh tế, có sự lãng mạn và mạnh mẽ trong tính cách.
Kim Ngưu
tu-van-dam-cuoi

Vốn khá rõ ràng trong việc tình yêu và vật chất, nàng Kim Ngưu cần một chàng trai có nền tảng tài chính kha khá, để cùng nhau vun vén, gây dựng sự nghiệp. Tâm lý “một túp lều tranh hai trái tim vàng” bị Kim Ngưu bĩu môi ngay.
Kim Ngưu thường phải lòng các chàng trai lớn tuổi hơn mình rất nhiều. Khi yêu, Kim Ngưu hướng đến mẫu đàn ông lãng mạn và mơ mộng. Ấy thế nhưng đức lang quân mà nàng kiếm tìm lại là người thật chắc chắn, vững chãi và có thể làm chỗ dựa cho nàng. Đó sẽ là người có phong thái, cổ điển, truyền thống và có địa vị trong xã hội. Người chồng tương lai của Kim Ngưu là người có thể dang rộng vòng tay bảo vệ che chở nàng và gia đình nàng.
Song Tử
Song Tử quảng giao và quen biết nhiều có thể có nhiều mối quan hệ lãng mạn khi còn trẻ. Ấy thế nhưng nói về đức lang quân của nàng đó phải là một người thông minh, dí dỏm, thú vị và đặc biệt. Đó là người có vốn kiến thức sâu rộng và có thể chia sẻ với nàng mọi điều trong cuộc sống. Đó phải là người có thể tùy cơ ứng biến, linh hoạt, sắc bén và có khả năng đối đáp với nàng và cuộc hội thoại của nàng.
Ngoài ra, một anh chàng có khiếu hài hước, khiến Song Tử “khoe răng” cả ngày, đến bên nàng, “bắt” nàng từ phụng phịu chuyển sang… cười toe, là người Song Tử mong muốn. Nàng cũng thích việc hai người đi du hí khắp nơi, cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự mới lạ.
Cự Giải
Cự Giải dễ phải lòng các chàng trai nhạy cảm, trầm tính và ngọt ngào. Thế nhưng tiêu chuẩn để người đàn ông ấy trở thành chồng của nàng và chia sẻ cuộc đời với nàng thì lại hoàn toàn khác. Đó phải là một người đàn ông mạnh mẽ, nồng nhiệt, có khả năng bảo vệ bản thân và gia đình. Chàng có thể trông trầm tính nhưng trái tim của chàng phải luôn nóng ấm, và bên trong chàng phải thật mạnh mẽ để có thể làm chủ gia đình và bảo đảm hạnh phúc cho nàng Cự Giải nhỏ bé.
Định nghĩa bạn đời của Cự Giải bao gồm chăm sóc chu đáo, được trân trọng, thấu hiểu và là chỗ dựa vững chắc. Anh chàng ấy phải tạo cho Cự Giải cảm giác an toàn, được chở che bởi vốn sống sâu sắc và tình cảm chân thành.
Sư Tử
to-chuc-dam-cuoi

Ban đầu khi yêu, Sư Tử sẽ dễ bị hút bởi một quý ông lịch lãm, bảnh bao và tự tin. Chàng trai có thể làm trái tim Sư Tử rung rinh hẳn sẽ là một người đàn ông danh giá, kiêu hãnh và vô cùng thu hút. Ấy thế nhưng để nàng Sư Tử lựa chọn là người bạn đời thì chàng trai lại phải có sự thông minh và ngọt ngào nhất định trong tính cách. Sư Tử chọn chồng qua hành động chứ chẳng phải qua vẻ ngoài ban đầu mà anh ấy thể hiện. Chồng tương lai của Sư Tử sẽ là người biết tôn trọng người khác, biết nói lời ngọt ngào với nàng và không tiếc lời ca ngợi nàng mỗi ngày.
Sư Tử cho rằng người gắn bó cả cuộc đời với mình phải là một người đồng hành theo đúng nghĩa. Hai người cần thẳng thắn, chia sẻ mọi việc cùng nhau. Dựa vào đàn ông hoặc nhờ vả họ làm hộ mình không phải tính cách của Sư Tử. Cô ấy muốn hạnh phúc được hai người chung tay vun đắp một cách bình đẳng, thoải mái.
Xử Nữ
Điều cô gái Xử Nữ quan tâm là bản chất thật của một chàng trai. Nếu ban đầu bạn xuất hiện gọn gàng, lịch sự và giản dị thì bạn sẽ dễ dàng ghi điểm trong mắt Xử Nữ. Thế nhưng tiêu chuẩn chọn chồng của Xử Nữ thì cao hơn thế nhiều. Đó phải là một chàng trai nhiệt tình, tinh tế, khoan dung, rộng lượng, tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi việc. Xử Nữ thực tế kiếm tìm những chàng trai có năng lực, tử tế và có thể chăm sóc nàng cũng như đem lại cho nàng một cuộc sống hoàn hảo.
Xử Nữ có tính cách “sớm nắng chiều mưa”, hay nghĩ ngợi, họ cần người ấy giúp họ có được tinh thần thoải mái để vui sống. Người trong mộng của cô gái Xử Nữ không những chín chắn mà cần nhiều tài lẻ như sửa xe, sửa điện… để nàng có thể í ới “anh ơi giúp em…” mọi lúc.
Thiên Bình
Cô gái Thiên Bình ưa nghệ thuật và có phần bay bổng khi còn trẻ thường thích các chàng trai hài hước, đẹp trai và có chút nghệ sĩ. Ấy thế nhưng nếu nói đến chuyện vợ chồng thì chàng trai hoàn hảo mà Thiên Bình tìm kiếm phải là người danh giá, con nhà gia giáo, bảnh bao, có phong cách sống lịch thiệp và tinh tế. Chàng sẽ là người có sự ân cần, dịu dàng, ăn mặc có gu và phong thái trang nhã, đồng thời cũng phải có tinh thần vui vẻ và thoải mái với cuộc sống.
Với tính cách cầu toàn, sâu sắc, nàng Thiên Bình mong muốn người ấy cần có vốn kiến thức kha khá. Kiểu người luôn mắt chữ O, miệng chữ A “cái gì thế này” là Thiên Bình cực ghét. Họ quan niệm, con trai là phải “biết tuốt”, nếu “thiếu muối” là… ngoài vùng phủ sóng luôn nhé!
Bọ Cạp
Bọ Cạp vốn nhạy cảm và nghĩ ngợi nhiều nên người đàn ông thu hút nàng sẽ là người hiểu và nhận biết được sự nhạy cảm trong suy nghĩ và tâm hồn nàng. Đó sẽ phải là mẫu con trai lạnh lùng bên ngoài nhưng tình cảm ở bên trong, có trái tim và biết rung động. Để trở thành đức lang quân của Bọ Cạp, chàng trai ấy phải thành thật, đem lại cho nàng sự an toàn, tin tưởng và không bao giờ lừa dối nàng.
Hơi nhạy cảm nhưng cũng cần thẳng thắn, cô gái Bọ Cạp khá quan tâm đến “chuyện ấy” khi chọn chồng. Suy nghĩ thoáng, Bọ Cạp đồng ý quan điểm của phương Tây “người đàn ông mạnh… trên giường là người mạnh tất cả”. Ai đó rụt rè, né tránh về chữ X thứ 3 thì không lọt vào mắt xanh của Bọ Cạp đâu nhé.
Nhân Mã
wedding-planner-vietnam

Nhân Mã sẽ dễ dàng bị mẫu đàn ông thích phiêu lưu, phóng khoáng và thoải mái thu hút. Vì Nhân Mã vốn ưa tự do, thế nên một chàng trai chơi thể thao, hay đi du lịch và có chút bụi bụi sẽ dễ dàng làm trái tim nàng “liêu xiêu”. Ấy thế nhưng để Nhân Mã tin tưởng gửi gắm cả cuộc đời thì bạn cần phải có sự hài hước và thực tế nhất định, để có thể kéo nàng Nhân Mã ham vui trở về với thực tế cuộc sống. Chồng tương lai của Nhân Mã cũng phải là người có khiếu hài hước, biết tận hưởng và tự tin.
Hình tượng ông bố điềm đạm, mẫu mực ảnh hưởng đến cả chuyện chọn chồng của teen girl Nhân Mã. Họ luôn đặt các chàng trai lên bàn cân, mong mỏi có được tính cách như bố mình. Chàng nào “chành chọe” phân bua với họ sẽ bị họ cho “out” ngay lập tức.
Ma Kết
Ma Kết có thể nói là cô gái kén chọn nhất trong 12 cung hoàng đạo. Thế nên để trở thành đức lang quân tương lai của nàng sẽ đòi hỏi vô vàn các tiêu chuẩn khó nhằn đấy. Người ấy phải là một người đẹp trai, giàu có, vô cùng tài năng nhưng phải thật gần gũi. Bên cạnh đó, người chồng tương lai của Ma Kết thường là một chàng giám đốc hay người có sự nghiệp rộng mở, một người có thể đem đến cho Ma Kết cảm giác vững chãi và yên tâm cả cuộc đời.
Với Ma Kết, quy luật bù trừ luôn đúng. Các cô gái cá tính này thường chọn những anh chàng hiền lành, thậm chí hơi… cù lần. “Nhà có một cái loa là đủ rồi nhé”, họ thường cười tươi như vậy. Nên bạn đừng ngạc nhiên khi thấy cô nàng lắm chiêu này đi cùng một anh chàng cầm tinh con… “hến”.
Bảo Bình
Bảo Bình dễ dàng bị ấn tượng với một chàng trai lạ lùng, độc đáo, hơi dị và khác người một chút. Người có thể khiến Bảo Bình rung rinh phải là một người có lối sống mới lạ, phong cách dẫn đầu và luôn tràn đầy các ý tưởng bùng nổ, độc đáo. Thế nhưng để nàng Bảo Bình lựa chọn làm chồng thì đó phải là một chàng trai có khí chất, muốn làm những việc to lớn và có ích cho xã hội. Chàng cũng phải là người có tính cách hiện đại, dám nghĩ dám làm và thoải mái tin tưởng người bạn đời của mình.
Bảo Bình cực ghét sự kiểm soát hoặc bắt buộc thay đổi cho vừa ý bạn trai. Dù ăn nói “bốp chat”, dù vụng về, họ vẫn muốn là chính họ. Vậy nên họ sẽ chọn chàng trai tôn trọng cuộc sống riêng của họ, không ca bài ca “anh nghĩ em nên…”.
Song Ngư
cuoi-hoi-tron-goi

Song Ngư thường dễ rung động các chàng trai nhạy cảm, nghệ sĩ và giàu cảm xúc. Song Ngư thích các chàng trai có suy nghĩ nội tâm sâu sắc, có chút phức tạp và bí ẩn. Thế nhưng để được Song Ngư gửi gắm cả cuộc đời thì chàng trai ấy phải là người tự tin, độc lập nhưng giàu tình cảm. Chàng phải tinh tế và thấu hiểu tâm hồn nàng.
Song Ngư vốn chúa ghét những cậu trai “ngựa non háu đá” bởi họ cho rằng những người con trai hơn tuổi sẽ có trải nghiệm và sự chín chắn. Họ sẽ được… nũng nịu, được chiều chuộng. Còn những ai muốn làm… "phi công"  thì nghỉ đi nhé!

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Đám cưới của mỗi dân tộc đều có những nét khác biệt dựa trên phong tục, văn hóa và tôn giáo của họ. Đám cưới của người Thiên Chúa được coi như một hoạt động tôn giáo. Có cầu nguyện, các bài hát nhà thờ và một bài giảng kinh thánh về hôn nhân.
cuoi-hoi-tron-goi

Những nghi lễ này của họ được tổ chức rất chặt chẽ và rất được coi trọng. Tổ chức lễ cưới theo nghi thức của người Công giáo nhằm thể hiện tính văn minh, cùng với những lời thề ước, dạy bảo và chứng giám của người chứng giám, lễ cưới theo nghi thức của người Công giáo không chỉ là nét đẹp cần được tôn trọng, phát triển và giữ gìn, mà còn đặc biệt ý nghĩa với cô dâu, chú rể có truyền thống tín ngưỡng Thiên chúa trong gia đình. Hãy cùng trang trí tiệc cưới Wendinstyle điểm qua một số nghi thức cưới hỏi của người theo đạo thiên chúa.
1. Địa điểm tổ chức
tu-van-dam-cuoi
Nhà thờ đám cưới là một nhà thờ diễn ra lễ cưới của cô dâu và chú rể hợp pháp theo truyền thống của những người theo đạo Thiên chúa. Đây là nơi linh thiêng nhất đối với những người theo đạo và cũng là nơi họ thích chọn nhất để tổ chức đám cưới. Họ tin rằng đám cưới được thực hiện tại đây sẽ được sự chứng kiến của Chúa. Chúa sẽ làm người chứng giám và che chở cho cuộc hôn nhân kết nối hai con chiên ngoan đạo của Người. Tùy theo điều kiện của cô dâu và chú rể, đám cưới được tổ chức ở nhà thờ lớn hay nhà thờ nhỏ.
2. Người chứng giám hôn lễ
tu-van-dam-cuoi

Người chứng giám được hiểu là người đại diện cho Đức Chúa Trời như Cha xứ, linh mục. Cũng như người phương Đông, đám cưới được tổ chức trước sự chứng kiến đông đảo của người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể và tất nhiên không thể thiếu người chứng giám là Cha xứ hay linh mục. Một đám cưới của người Thiên Chúa giáo có thể không được tổ chức tại nhà thờ nhưng người chứng giám là nhân vật không thể không có.
3. Những nghi lễ chính
Đến ngày đã định, cô dâu, chú rể cùng gia đình và bạn hữu họp lại tại nhà thờ hoặc một nơi thích hợp. 
Khi họ tiến vào thánh đường, hội chúng hát một bản thánh ca, đọc một bài thi thiên, hay nhạc sĩ trình tấu một nhạc khúc.
Tiếp theo, Chủ Lễ đối diện hội chúng và hai họ, cô dâu đứng bên phải, chú rể bên trái, và nói lời sau đây
Hỡi anh chị em yêu dấu:  chúng ta họp nhau trước mặt Thiên Chúa để chứng kiến và chúc phước cho sự kết hợp đôi bạn nầy trong Hôn Nhân Thánh.  Thiên Chúa đã thiết lập  giao ước hôn nhân tự buổi sáng thế, và  Chúa Cứu Thế Giê-su đã từng  hiện diện và làm phép lạ  tại tiệc cưới thành Ca-na, xứ Ga-li-lê, khiến hôn nhân thêm phần phước hạnh. Hôn nhân biểu hiện mối tương thông mầu nhiệm giữa Chúa Cứu Thế và Hội Thánh.  Kinh Thánh dạy rằng mọi người phải kính trọng nghĩa vợ chồng.         
Chúa khiến vợ chồng được kết hiệp trong tâm hồn, thân thể và trí tuệ để họ vui hưởng lẫn nhau, để họ giúp đỡ an ủi nhau khi giàu có cũng như lúc túng thiếu; và để theo ý Chúa họ sanh sản con cái và nuôi dưỡng chúng trong sự thông biết và yêu mến Ngài.  Vì vậy chúng ta không nên tiến đến hôn nhân một cách khinh thị hoặc thiếu hướng dẫn, nhưng kính cẩn noi theo mục đích Chúa đã định.
Khi cả hai người đã đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, người chứng giám sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn và hôn cô dâu trước mặt mọi người như để công khai cuộc hôn nhân của họ với tất cả.
4. Vài điều thú vị chưa biết
Chiếc nhẫn với hình vòng tròn được người Thiên Chúa coi là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Chính vì vậy nhẫn là vật không thể thiếu và được chú rể trao cho cô dâu như lời hứa hẹn họ sẽ sống trọn đời bên nhau.
Tại một số đám cưới của người Thiên Chúa bạn sẽ thấy cô dâu và chú rể, mỗi người cầm một ngọn nến. Đừng ngạc nhiên vì mỗi cây nến họ cầm tượng trưng cho cuộc sống riêng của mỗi người trước khi kết hôn. Cả hai sẽ dùng cây nến của mỗi người thắp chung một cây nến khác và cùng thổi tắt cây nến riêng của họ.


Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Bó hoa là điểm nhấn tôn thêm vẻ rạng ngời cho cô dâu trong ngày cưới. Một bó hoa cưới phù hợp sẽ làm bạn đẹp hơn và hãnh diện hơn trước tất cả mọi người. Hoa cưới từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong ngày cưới do sức sống, vẻ đẹp của nó làm tôn lên nét duyên dáng của cô dâu. Những mẫu hoa cưới luôn luôn hướng đến tiêu chí đó.
Ngày càng có nhiều cô dâu thích kiểu hoa cưới tự nhiên, được bó đơn giản hay kết cùng nhiều loại quả đệm, lá cắm kèm. Ngoài cách kết hợp, các cô dâu cũng nên chú ý đến kiểu dáng hoa, sao cho phù hợp với vóc dáng nhất. Một cô dâu có dáng người nhỏ nhắn không thể mang bên mình 1 bó hoa to và ngược lại. Một cô dâu có chiều cao hơi khiếm tốn không thể chọn bó hoa được tết theo kiểu chảy dài cho dù bó hoa đó rất đẹp. Chuyên viên trang trí tiệc cưới có một vài gợi ý giúp bạn chọn một bó hoa thật đẹp trong ngày cưới sao cho phù hợp nhất với mình.
1. Dáng người tròn
Với cô dâu có dáng người không thon thả, lại mặc váy cưới xòe thì nên hạn chế chọn bó hoa to tròn. Kiểu hoa phù hợp là những bó hoa dáng hơi dài, độ lớn vừa phải, nhưng cũng không quá nhỏ để giảm cảm giác tròn trịa của cô dâu. Việc chọn dáng hoa dài cũng nên cân nhắc dựa vào chiều cao của cô dâu, với cô dâu tròn và không cao, nên chọn bó hoa hơi dài, để không làm cô dâu thêm thấp.
tu-van-dam-cuoi
Những bó hoa có phần cuống rủ sẽ hợp với cô dâu dáng người đầy đặn.
tu-van-dam-cuoi


Bó hoa dài sẽ tạo cảm cho cô dâu cảm giác cao, thon hơn.
2. Dáng cao mảnh mai
Với những cô dâu có dáng mảnh mai, nên chọn chiếc áo cưới có đuôi, và chọn bó hoa có dáng ôm hoặc hoa suối. Trang phục màu trắng nên tránh những bó hoa quá cầu kỳ, hoa càng đơn giản, càng đẹp. Vì đôi khi, những bó hoa đẹp quá sẽ làm giảm sức chú ý của mọi người về cô dâu.
tu-van-dam-cuoi
Cô dâu có thân hình mảnh mai dễ chọn hoa cưới vì phù hợp với hầu hết các kiểu hoa.
tu-van-dam-cuoi
Cô dâu mảnh mai chọn bó hoa tròn sẽ tạo vẻ đẹp cân đối.
3. Dáng cao to
Những bó hoa cưới Lyli phù hợp với những cô dâu cao to một chút, bởi vì Lyli nở to và đầy đặn, những cô dâu nhỏ nhắn không được phù hợp lắm khi cầm những bó hoa cưới Lyli này, bởi vì nó sẽ che mất phần ngực và cái eo thon nhỏ.
tu-van-dam-cuoi
Bó hoa phải cân đối, không quá to hoặc không quá nhỏ so với vóc dáng cô dâu.
4. Dáng người nhỏ nhắn
Nếu bạn có dáng người nhỏ không nên chọn bó hoa quá to sẽ mất cân xứng, bó hoa sẽ không còn là điểm nhấn cho bộ váy nữa. Cô dâu có vóc dáng nhỏ nhắn nên cầm hoa tròn, nhỏ.
tu-van-dam-cuoi
Bó hoa không nên quá to, sẽ che lấp cô dâu.