Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Nhẫn cưới là trang sức vô cùng quan trọng và thiêng liêng trong tiệc cưới, nó là minh chứng cho ngày nên duyên vợ chồng. Vì thế, việc có được một đôi nhẫn cưới phù hợp nhất là điều mà các cặp cô dâu - chú rể hướng đến. Sau đây là một số lời khuyên của chuyên gia tư vấn wedding planner Viet Nam về việc lựa chọn nhẫn cưới sao cho phù hợp.
wedding-planner-viet-nam

=>> Xem thêm: 

1. Tham khảo sớm, chọn lựa kỹ càng
         Nhẫn cưới sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, nên việc chuẩn bị chu đáo để mua nhẫn là việc làm quan trọng, không thể bỏ qua. Cô dâu chú rể nên dành thời gian 2 - 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng. Mỗi mẫu nhẫn đặt làm riêng có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.
          Ngoài ra, việc đi chọn nhẫn từ sớm cũng khiến tâm lý hai người thoải mái, sáng suốt hơn. Nếu để cận ngày cưới mới bắt đầu đi xem nhẫn, lúc đó cả cô dâu chú rể đều mệt mỏi vì những công việc chuẩn bị cho ngày trọng đại mà có thể nhượng bộ, chọn một kiểu nhẫn bất kỳ khiến sau này phải nuối tiếc.
          Việc mua nhẫn sớm cũng giúp bạn tiết kiệm trong bối cảnh giá vàng ngày một tăng cao như hiện nay.
2. Chọn nhẫn tiện dụng khi đeo hàng ngày 
          Chắc chắn các cô dâu chú rể nào cũng đều mong muốn chiếc nhẫn luôn mới và sáng bóng nên khi lựa chọn, hai người nên cân nhắc tới việc tiện dụng của nhẫn. Nếu cô dâu hoặc chú rể hàng ngày không quen đeo trang sức thì hai người nên chọn những mẫu nhẫn mảnh mai, nhẹ nhàng để không cảm thấy vướng víu khi đeo. Ngoài ra, nếu bạn có công việc đặc thù liên quan đến tay nhiều thì nên chọn mẫu nhẫn phù hợp, ví dụ bạn nên chọn mẫu nhẫn cứng cáp, không dễ bị méo, xước, không đính nhiều hạt hay có nhiều rãnh xẻ, dễ bị bám bụi khi làm việc hàng ngày.
3. Không nên chọn nhẫn cưới giống hệt nhau
Uyên ương không nên lựa chọn nhẫn cưới giống y hệt nhau bởi kiểu dáng nhẫn đôi thường hạn chế. Nếu cô dâu đeo đẹp, nhẫn của chú rể lại trông hơi nữ tính và ngược lại. Do đó, phong cách hiện đại của nhẫn cưới thường chỉ cần giống nhau ở một chi tiết nào đó là đủ.
4. Chọn nhẫn cưới phù hợp với bản thân
 Khi chọn nhẫn cưới, điều quan trọng nhất chính là chất liệu. Chú ý xem bạn và người yêu mình có phù hợp với loại kim loại đó hay không? Có bị dị ứng, nổi mẩn hay những triệu chứng tương tự. Bởi không gì buồn hơn việc cùng nhau chọn nhẫn nhưng sau đó một người lại không thể đeo thường xuyên.
5. Xem xét chất lượng và chế độ bảo hành
          Các cô dâu chú rể nên mua nhẫn tại những thương hiệu uy tín để nhận được việc tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt nhất. Nếu chọn các cửa hàng nhỏ, bạn nên yêu cầu cửa hàng bảo hành vĩnh viễn, cung cấp các dịch vụ làm sạch, nới rộng hay thu nhẫn phòng trường hợp sau này bạn đeo nhẫn bị rộng hoặc chật theo thời gian.


Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Đám cưới sắp đến rồi và chú rể đang lo lắng không biết mình sẽ mặc gì cho hợp với ngày cưới. Vậy thì hãy cùng nghe các chuyên gia tư vấn Wedding planner Viet Nam gợi ý trang phục cưới cho bạn nhé.

=>> Xem thêm: 

wedding-planner-viet-nam

1. Chọn trang phục phù hợp với chủ đề đám cưới

Điều cơ bản nhất chính là trang phục của Chú Rể cần phải phù hợp với địa điểm diễn ra lễ cưới và phù hợp với chủ đề chung của đám cưới.
tu-van-dam-cuoi

Nếu đám cưới của bạn diễn ra vào ban ngày hoặc ngoài trời, Chú Rể có thể vận phục trang thoải mái và phóng khoáng (vải màu sáng, chất liệu vải nhẹ thoáng mát hoặc vải kaki).
tu-van-trang-phuc-cuoi

Nếu đám cưới diễn ra vào buổi tối tại nhà hàng hoặc phòng khiêu vũ sang trọng, tốt nhất nên chọn trang phục màu tối. Quy tắc phục trang “an toàn” cho Chú Rể luôn là một chiếc áo sơ mi Trắng, vest Đen, cravat hoặc nơ Đen đồng bộ.

2. Quy tắc phục trang: sự hài hòa giữa Chú Rể và Cô Dâu
tu-van-tiec-cuoi

Có một Quy tắc phục trang các Chú Rể nên biết là phải chọn trang phục phù hợp với phong cách Váy Cưới của Cô Dâu. Sự kết hợp hài hòa giữa Cô Dâu và Chú Rể sẽ tránh tình trạng lệch tông, chàng một đường nàng một nẻo, mất sự hài hòa và khiến cả hai trở nên rối mắt.
Ví dụ như một bộ Váy Cưới đuôi dài của Cô Dâu thường được đi cùng với một bộ vest trắng cho Chú Rể với áo sơ mi Trắng kèm một chiếc cravat hoặc nơ cổ. Và một điều lưu ý cho các Chú Rể là khi chọn cả “cây trắng” như trên, bạn cần tìm một đôi giày tây cùng màu, tuyệt đối không nên chọn giày màu Đen nhé!
Còn nếu Cô Dâu mặc Váy Cưới ngắn, trang phục này khá thoải mái và đáng yêu, vì thế Chú Rể không nên mặc áo vest quá cứng nhắc, sẽ không hợp với Cô Dâu. Gợi ý cho Chú Rể lúc này sẽ là quần âu và áo sơ mi phóng khoáng, có thể khoác thêm một chiếc áo ghi lê hoặc vest đơn giản để đảm bảo độ lịch sự mà vẫn cùng phong cách với Cô Dâu.

3. Lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng
wedding-planner-viet-nam

Vì các Chú Rể có thân hình khác nhau nên việc chọn áo vest sao cho hợp với thân hình rất quan trọng. Ví dụ như Chú Rể cao to thì hầu như hợp với tất cả các dáng áo nhưng Chú Rể gầy thì không nên chọn màu tối và Chú Rể hơi béo không nên chọn chất liệu vải bóng.
Bạn có thể tham khảo một số gợi ý chọn áo Vest theo vóc dáng Chú Rể mà TTCH đã đề cập trong bài viết Chọn áo Vest hợp thời chuẩn dáng cho Chú Rể.

4. Trang phục nên được may vừa vặn với thân hình
cuoi-hoi-tron-goi

Một bộ vest đi thuê sẽ khó lòng vừa khít với thân hình của bạn một cách hoàn hảo. Vì vậy, nếu có điều kiện đi may một bộ Vest Cưới, bạn nên chú ý các nguyên tắc như sau:
- Tay áo vest nên may cao hơn tay áo sơ mi một khoảng tầm 03 – 04 phân.
- Đường viền của thân áo sau đủ dài để che phủ mông, nếu phần cuối chiếc áo bị vểnh ra ngoài điều đó có nghĩ là chiếc áo Vest đã được may quá bó.
- Cổ áo nên nằm thẳng hai bên, không bị gấp khúc hay phồng lên.
- Quần tây may vừa vặn để thoải mái kể cả khi đứng và ngồi. Chiều dài quần phải đủ dài để che lấp khoảng 1/3 đôi giày tây của Chú Rể.
- Vòng nơ (nếu có) được may vừa khít quanh cổ áo để tránh xê dịch.

5. Trang phục Chú Rể nên đồng điệu với các Phù Rể
trang-tri-tiec-cuoi

Theo truyền thống, Phù Rể thường sẽ mặc trang phục trùng hoặc tương tự như của Chú Rể. Bạn nghĩ xem, sẽ thật là lệch tông nếu vị hôn phu của bạn lịch lãm trong một bộ Tuxedo trong khi các anh bạn Phù Rể của chàng diện những bộ quần áo kaki giản dị. Quy tắc phục trang nên nhớ là các Phù Rể nên mặc trang phục đồng bộ với Chú Rể, nhưng tất nhiên, sẽ kém phần nổi bật hơn Chú Rể một chút.

6. Sử dụng phụ kiện
cuo-hoi-tron-goi

Chú Rể cần dùng một số phụ kiện để khiến mình trở nên lịch lãm và nổi bật hơn, để có được một vẻ ngoài hoàn hảo cho ngày trọng đại. Một số phụ kiện cơ bản thường có bao gồm đồng hồ, nơ cổ hoặc cravat, kẹp cravat sang trọng, hoa cài áo,..v.v…
Ngoài ra, TTCH khuyến khích Chú Rể đưa cá tính vào trang phục của mình và thể hiện một điều gì đó đặc biệt. Ví dụ như bạn yêu âm nhạc, có thể thêm một chiếc cài áo khóa son hoặc hình nốt nhạc trên áo; nếu bạn yêu thể thao, có thể thay thế đôi giầy tây trang trọng bằng đôi sneaker năng động… Hãy sử dụng các phụ kiện bạn yêu thích để thể hiện cá tính của mình các Chàng Rể nhé!

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Mặc dù hôn nhân là một cam kết suốt đời với một người, là quyết định quan trọng trong cả đời người nhưng không ít các cô dâu, chú rể quyết định cưới hỏi trọn gói vì những lý do rất… ngớ ngẩn.  Dưới đây là một số những lý do tồi tệ nhất để bạn có được một đám cưới.
hôn nhân không bền vững


=>>Xem thêm: 

Là cách để trả thù người yêu cũ
Bạn và người yêu cũ chia tay, bạn muốn chứng minh rằng không có người đàn ông đó thì bạn vẫn hạnh phúc. Bạn muốn chứng minh điều đó bằng một đám cưới với người đàn ông khác để người yêu cũ phải hối tiếc vì đã rời bỏ bạn.
Thực tế, đám cưới đó không hề có ý nghĩa gì với bạn ngoài sự trả thù. Điều đó còn cho thấy bạn là một người chưa trưởng thành và không sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân ở tất cả mọi mặt. Trước khi quyết định kết hôn, hãy thật thoải mái tư tưởng và bình an với chính quá khứ của bạn.

Lấy nhau chỉ vì tiền
Đây là một trong những lý do khiến cho cuộc hôn nhân của bạn trở nên tồi tệ nhất. Cuộc sống của bạn vốn dĩ khó khăn, khổ cực và để thoát khỏi chuỗi ngày túng thiếu đó, bạn lựa chọn con đường lấy một người chồng giàu có. Mục tiêu của bạn là khối tài sản khổng lồ chứ không quan trọng việc hai người có thực sự yêu nhau.
Vật chất là một triển vọng lớn mang lại cho bạn cuộc sống đầy đủ nhưng nó sẽ khiến cho mối quan hệ vợ chồng giữa hai người trở nên ngắn ngủi. Sớm muộn gì thì dã tâm lấy chồng vì tiền cũng sẽ bị chồng bạn phát hiện. Một cuộc hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của nhu cầu vật chất rất mong manh và dễ tan vỡ. Có thể anh ấy sẽ không ly hôn với bạn ngay tức thì nhưng cũng khó tránh khỏi việc biến bạn thành công cụ mua vui.

Kết hôn vì lý do tuổi tác
Mỗi ngày qua đi, bạn vẫn mải miết với công việc, theo đuổi sự nghiệp, học hành. Đến một lúc, bạn dừng lại và thấy mình đã đến tuổi phải lấy chồng. Rồi bạn vội vàng đồng ý kết hôn với một người nào đó chỉ vì muốn băng qua cái độ tuổi “nhất định phải lấy chồng” cho xong nghĩa vụ.
Quyết định đó có thể hoàn toàn thoải mái với bạn trong hiện tại nhưng sau đó một thời gian, chắc chắn bạn sẽ thấy hối hận vì mình đã quyết định sai lầm. Tình yêu, hạnh phúc và khả năng tương thích giữa hai bạn luôn là thước đo của cuộc hôn nhân. Nó không phải là chiếc đồng hồ sinh học. Vì thế, nếu bạn chưa thực sự yêu ai thì đừng “tặc lưỡi” kết hôn với người nào đồng ý kết hôn với mình chỉ vì lý do tuổi tác của bạn.

Để chứng tỏ bạn không phải là người đồng tính
Đây không phải là một ý kiến hay, vì việc kết hôn sẽ không khiến họ ngừng suy nghĩ rằng bạn là người đồng tính. Và khi đó, bạn lại cảm thấy không hài lòng khi phải gắn kết với cuộc đời của một ai đó không phải vì yêu thương mà vì để chứng tỏ. Nếu bạn thật sự là một người đồng tính, kết hôn hoàn toàn không thay đổi được gì. Hãy xác định giới tính thật của 
mình và sống cùng với nó


Vì lỡ có thai
Tình yêu đối với giới trẻ hiện nay đi liền với tình dục. Việc có thai trước hôn nhân cũng trở thành “chuyện thường” nhưng nếu vì thế mà vội vàng kết hôn để giấu “cái bụng” có thực sự tốt không? Một bà mẹ độc thân vẫn có thể nuôi dạy con tốt trong khi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc có thể đỗ vỡ trong sớm muộn và con cái cũng sẽ bất hạnh mà thôi.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Vấn đề “lỗ” và “lãi” trong đám cưới khá nhạy cảm. Có những bạn trẻ quan niệm, tiệc cưới có người thân và bạn bè đến tham dự đã là hạnh phúc. Họ tổ chức tiệc cưới theo sở thích, khả năng của mình mà không quan tâm đến tiền mừng có đủ bù đắp chi phí đó hay không. Nhưng cũng không ít các bạn trẻ trong điều kiện không dư giả gì thì sự tính toán chi phi cưới hỏi trọn gói vừa vui vừa tiết kiệm sao cho hậu đám cưới không phải gánh những khoản nợ là hết sức cần thiết.


chi-phi-cuoi-hoi-tron-goi
Chi phí cho đám cưới ngày một tăng

Theo thực tế, mức tổ chức một tiệc cưới tại một nhà bậc trung thì tổng cộng chi phí ít nhất cũng phải 3,5 triệu/bàn/10 người (bao gồm chi phí tổ chức, phí phục vụ, rượu, bia,..). Chưa kể có những khách mời không tham dự sẽ không có hoặc có mức tiền mừng thấp hơn. Vậy với mức tiền mừng phổ biến từ 400 – 500 ngàn như hiện nay thì chỉ bù đắp được phần chi phí tổ chức tiệc cưới.
Với 200 khách với 10 bàn tiệc và giả sử khách đến đầy đủ:
Chi phí ít nhất sẽ là: 3,5 triệu X 20 bàn = 70 triệu.
Số tiền mừng trung bình là 400 ngàn/ người : 400 X 200 người = 80 triệu.
Số tiền mừng trung bình là 500 ngàn/ người: 500 X 200 người = 100 triệu
Với phép tính đơn giản chúng ta dễ dàng nhận ra số tiền "lãi" sau đám cưới có được từ 10 đến khoảng 30 triệu.
Hai bạn quê ở miền Tây lên TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, mới tổ chức đám cưới chia sẻ: “Vì là dân tỉnh lẻ nên họ hàng, bạn bè của ba mẹ hai bên không nhiều. Chúng tôi chỉ tổ chức tiệc cưới nhỏ, ấm cúng với 15 bàn mời bạn bè. Tiền mừng cũng dao động từ 400 – 500 ngàn. Chi phí một bàn tiệc 3 triệu, cộng thêm bia, chi phí tổ chức nữa thì tính ra cũng vừa đủ và dư chút đỉnh."
Với thực tế và phép tính đơn giản ta có thể hình dung đám cưới ngày nay không thể có mức "lãi" khủng mà chỉ đủ bù đắp chi phí hoặc dư một khoản nhỏ.
Việc tính toán chi phí tổ chức tiệc cưới hợp lý, phù hợp với khả năng thì các bạn trẻ vừa có đám cưới vui, đầy ý nghĩa vừa không phải lo lắng cho những khoản nợ từ khâu tổ chức.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Những cô nàng có dáng người “mình hạc” dễ lựa chọn váy cưới hơn những cô nàng “thừa cân”. Cô dâu gầy sẽ có sức hút đặc biệt nếu khoác lên mình chiếc váy cưới phù hợp để lộ ra đôi vai mảnh mai, lưng trần quyến rũ và phần xương quai xanh quý phái.
cuoi-hoi-tron-goi

Với dáng người gầy, cô dâu nên chọn váy công chúa bồng bềnh, vừa che được nhược điểm, vừa tạo ra nét nữ tính. Cô dâu gầy cần tránh mặc váy có dáng rủ hoặc chất liệu mềm. Kiểu dáng váy dáng chữ A bồng bềnh với họa tiết nhấn vào phần thân trên sẽ tạo cảm giác đầy đặn hơn cho cô dâu. Tuy nhiên, cô dâu lưu ý không chọn những chiếc váy có độ xòe quá lớn, tránh bị chiếc váy "nuốt chửng". 
Những mẫu váy cưới dưới đây dường như được may ra để dành riêng cho những cô nàng có dáng mảnh mai:

Váy công chúa bồng bềnh
wedding-planner-viet-nam
wedding-planner-viet-nam

Để cơ thể trở nên đầy đặn hơn, “ăn gian” được cân nặng cô dâu có thể tìm đến sự lựa chọn váy cưới phồng vai rộng. Mẫu váy cưới này phù hợp nhất với những cô dâu gầy, cao nhưng lại ưa thích phong cách nhẹ nhàng, đơn giản và kín đáo.

Váy cưới ren dài tay hoặc trễ vai
tu-van-dam-cuoi

Không một sự lựa chọn nào phù hợp với cô dâu có vóc dáng cao, gầy hơn mẫu váy cưới ren. Bạn không nên lầm tưởng mẫu váy cưới dài tay sẽ không phù hợp với tiệc cưới mùa hè. Nếu tiệc cưới được tổ chức ở nhà hàng, khách sạn thì việc lựa chọn mẫu váy cưới dài tay sẽ che bớt được khuyết điểm gầy guộc trên cơ thể bạn nếu bạn thuộc vào tuýp người thừa chiều cao nhưng thiếu cân nặng. Hơn thế mẫu váy cưới ren sẽ giúp vóc dáng cô dâu trở nên đầy đặn hơn rất nhiều.

Váy cưới cúp ngực, lưng trần hoặc đuôi cá gợi cảm
tu-van-dam-cuoi

Nếu bạn thường xuyên nhận được lời khen ngợi từ phía bạn bè, người thân về cơ thể bạn “quyến rũ, mảnh mai, mình hạc” thì hãy nên vui vẻ nở một nụ cười thật tươi vì vóc dáng gầy của bạn không đồng nhất với việc phải che giấu nó đi. Gầy xương xẩu khác với gầy quyến rũ. Lúc này cô dâu nên lựa chọn những mẫu váy cưới cúp ngực, lưng trần đuôi cá. Đặc biệt nếu bạn có lợi thế về vòng 3 thì những mẫu váy này là sự lựa chọn số 1.

Váy cưới theo phong cách vintage
tu-van-dam-cuoi


Váy cưới vintage cũng không phải là sự lựa chọn tồi cho những cô nàng có vóc dáng cao gầy. Mẫu váy cưới này giúp vóc dáng cô dâu trở nên khỏe khoắn và mới lạ.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Thiệp cưới là một phần không thể thiếu trong đám cưới. Nó vừa là một nét đẹp cho đám cưới của bạn đồng thời là vật tương trưng cho lời mời của bạn tới những vị khách tới dự đám cưới. Vì vậy một mẫu thiệp cưới đẹp, phù hợp với phong cách thẩm mỹ vùng miền, tôn giáo là điều mà bạn nên quan tâm. Theo gợi ý của các chuyên gia wedding planner Viet Nam thì Mặc dù thiệp cưới chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng thiệp cưới là sự thể hiện tình cảm, trân trọng của cô dâu, chú rể đối với các khách mời tham gia. Do đó, tính cẩn trọng, tỉ mỉ khi lựa chọn từ mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc đến thông tin ghi trên thiệp rất quan trọng trong việc để lại ấn tượng đẹp và sự hài lòng cho mỗi khách mời khi nhận được “thiệp báo hỉ”.

Để có một tấm thiệp cưới đẹp và phù hợp, bạn nên quan tâm đến các yếu tố như: thiết kế, kiểu dáng, họa tiết trang trí, không nên sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí và màu sắc minh họa vì điều đó sẽ khiến cho bộ thiệp trở nên cầu kỳ, rối rắm và thiếu tính trang trọng. Bạn cũng cần phải xem xét đến phong cách tiệc cưới, địa điểm tổ chức, kịch bản, và điều không kém phần quan trọng là ngân sách của đám cưới dành cho phần này. Sau đây là những mẫu thiệp cưới đẹp và phổ biến, các bạn có thể tham khảo.

Mẫu thiệp cưới truyền thống
tu-van-dam-cuoi
Mẫu thiệp cưới đẹp theo kiểu truyền thống
Mẫu thiệp cưới truyền thống vẫn được khá nhiều cặp đôi lựa chọn bởi tính trang trọng cũng như giá thành rẻ hơn so với những mẫu thiệp cưới hiện đại. Những mẫu thiệp cưới truyền thống có giá từ 2.500 đồng trở lên.

Mẫu thiệp cưới hiện đại
wedding-planner-viet-nam
tu-van-dam-cuoi
Mẫu thiệp cưới theo phong cách hiện đại

Nếu cô dâu chú rể là người theo phong cách hiện đại, phá cách thì những mẫu thiệp được thiết kế độc đáo, lạ mắt thông qua việc sử dụng những gam màu và họa tiết ấn tượng sẽ là phương án hoàn hảo. Với những cặp đôi cá tính hơn, bạn có thể tự tay thiết kế những mẫu thiệp cho ngày cưới trọng đại theo phong cách và sở thích của riêng mình.

Mẫu thiệp cưới cắt laser
to-chuc-dam-cuoi
Tạo nên các đường cắt thay cho các nét vẻ thông thường
Mẫu thiệp cưới cắt laser có ưu điểm có thể tạo các đường nét cắt thay cho nét vẽ hoặc nét nổi thông thường.
tu-van-thiep-moi-dam-cuoi

Nhất là các mẫu thiệp theo phong cách nước ngoài, họ ít dùng các trang trí hoa văn nhiều mà thế vào đó là các đường nổi sắc xảo để tôn vẻ đẹp sang trọng của tấm thiệp.

Mẫu thiệp cưới Save the date
thiep-moi-dam-cuoi

Mẫu thiệp cưới Save the date vẫn còn được ưa chuộng nhưng được thay đổi phong cách thiết kế để thu hút các bạn trẻ.

Mẫu thiệp cưới passport
tu-van-tiec-cuoi
tu-van-thiep-cuoi
thiep-cuoi-dep

Mẫu thiệp cưới passport (còn gọi là thiệp cưới Hộ chiếu) vẫn còn nhiều bạn trẻ ưa thích, các designer vẫn phải tiếp tục sáng tạo để phục vụ cho nhóm khách hàng trẻ tuổi năng động.
Những mẫu thiệp cưới dùng voan lụa để trang trí được nhiều cô dâu chú rể yêu thích.


Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Đám cưới không chỉ là ngày nên duyên vợ chồng của đôi bạn trẻ mà còn là nơi nét đẹp văn hóa cưới hỏi được thể hiện. Cuộc sống đang thay đổi theo từng ngày và vì thế những nét đặc sắc trong cưới hỏi xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Hãy cùng tìm hiểu qua những biến đối đó nhé.
cuoi-hoi-tron-goi

1. Quan niệm về lễ cưới
Truyền thống
Để tiến đến được hôn nhân, cô dâu chú rể phải được sự đồng ý của gia đình hai bên, đôi khi phải căn cứ theo hoàn cảnh hai nhà, cả hai gia đình đều phải phù hợp, "môn đăng hộ đối" thì đôi uyên ương mới được chúc phúc.
Trong ý thức của người Việt Nam, lễ cưới giống như lời tuyên bố với tất cả mọi người về hôn ước của đôi uyên ương. Đây là dịp báo hỷ, là dịp để mọi người tiệc tùng, liên hoan, chia vui cùng cô dâu chú rể và hai nhà. Thậm chí, nhiều vị cao tuổi còn coi lễ thành hôn có giá trị lớn hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy lễ cưới có ý nghĩa rất thiêng liêng.
Hiện đại
Quan niệm về tầm quan trọng của lễ cưới trong xã hội hiện đại vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Nhưng hiện nay, đôi uyên ương đã có nhiều quyền quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với nhau bằng đám cưới.. Lễ cưới không còn phụ thuộc nhiều vào việc gia đình hai bên có "môn đăng hộ đối" hay không nữa.
Ngoài việc tổ chức lễ cưới, đôi uyên ương cũng cần đăng ký kết hôn và đây là điều không thể thiếu, đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên quan niệm của các đôi uyên ương vẫn là phải được gia đình hai nhà đồng ý và được bạn bè, người thân chúc phúc.
2. Nghi thức cưới hỏi
Truyền thống
Nghi lễ cưới hỏi trong xã hội truyền thống có phần rườm rà, nhiều thủ tục hơn. Các thủ tục xưa thường bao gồm:
- Mai mối để đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau
- Lễ cheo: lễ này có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc tiền bạc đem đến cho làng hoặc xóm của cô dâu để cộng đồng làng xóm tiếp nhận thành viên mới.
- Chạm ngõ
- Ăn hỏi
- Báo hỷ, chia trầu cau
- Nạp tài: nhà trai đem sinh lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo, đồ trang sức sang nhà gái. Lễ này có ý nghĩa nhà trai góp chi phí cỗ bàn và cho nhà gái biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho cô dâu mới về nhà chồng.
- Xin dâu
- Đón dâu
- Lại mặt: chú rể đem lễ vật về lễ tổ tiên ở nhà gái.
Hiện đại
Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại các nhà hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cô dâu chú rể sẽ có các nghi lễ như rót rượu mời bố mẹ, cắt bánh cưới, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.
Những biểu tượng truyền thống vẫn được lưu giữ trong đám cưới hiện đại. Ảnh: Thái Trung - Pi Stuido.
3. Trang phục
Truyền thống
Trước kia cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực rỡ như hồng, xanh, vàng... bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu thường mặc áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản. Chú rể sẽ mặc trang phục quần âu, áo sơ mi.
wedding-planner-vietnam
Trang phục truyền thống (Ảnh minh họa)
Hiện đại
to-chuc-su-kien

Trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống, áo thường có màu tươi tắn, cũng có thể thêu hoa văn, họa tiết rồng phượng. Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây. Cô dâu diện váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các loại trang phục cưới này cũng đa dạng hơn theo thời gian.